R. Battajon người Pháp kể, đó là lần đầu tiên đến làm việc tại TPHCM. Khi máy bay vừa hạ cánh anh đã tất bật ra khu vực băng chuyền để nhận hành lý với bao nhiêu háo hức khi đặt chân đến vùng đất phương đông bí ẩn và đầy bản sắc.
tin liên quan
Tây sống ở Sài Gòn làm gì khi ‘mắc kẹt với tết Tây’Trong khi hầu hết người nước ngoài sống tại TPHCM về nước nghỉ lễ từ ngày 14 – 15 tháng 12, và đến tuần đầu tiên tháng 1.2017 mới trở lại thì vẫn còn số ít “mắc kẹt” vì nhiều lý do.
Trong khu vực này có một người phụ nữ dáng vẻ tần tảo với 2 đứa trẻ, một đứa ẵm trên vai và đứa kia dắt ở tay đang mếu máo, đang dõi mắt tìm hành lý: "Như phản xạ tôi tạm quên đống hành lý cồng kềnh của mình và lao đến đỡ giúp hành lý cho chị. Tuy nhiên, chẳng những không cảm ơn mà chị ấy còn tỏ vẻ hoài nghi, miễn cưỡng đi theo tôi như không còn sự lựa chọn.
Tôi tặc lưỡi: "Có hề chi, đàn ông Pháp sinh ra để chăm sóc phụ nữ mà" rồi quay trở lại với mấy chiếc va li nằm chỏng chơ ở phía cuối băng chuyền. Chừng một lúc sau tôi nghe có tiếng ồn áo ở cửa ra an ninh, người phụ nữ ấy cùng mấy đứa trẻ đang chỉ trỏ về phía tôi. Vài nhân viên an ninh tiến lại yêu cầu tôi xuất trình hộ chiếu, vì có vài vụ mất cắp có liên quan đến tôi, tuy không hiểu tiếng Việt nhưng tôi lờ mờ nhận ra rằng tôi bị hiểu lầm lấy đồ đạc hoặc lạm dụng người phụ nữ nọ... Bạn biết không, đêm đó với tôi quả là ác mộng, tôi đã mắc kẹt tại sân bay khi vừa đói vừa mệt với một đống giấy tờ phải giải trình về việc mình vô tội. TP.HCM quả không dễ sống như tôi nghĩ".
Nara S. người mẫu đến từ Nga cũng chia sẻ câu chuyện hết mực hài hước. Vì thu nhập của người mẫu không cao nên cô dọn đến sống cùng phòng với một người bạn ở quận 7, những tuần đầu không có việc làm cô muốn nghe nhạc để giết thời gian.
tin liên quan
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi barĐến Việt Nam và đặc biệt là TP.HCM nhiều Tây ba lô đã làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Trong đó, có cả nghề ăn xin hẳn hoi.
Không rành địa bàn lại không biết tiếng Việt, không có ai giúp đỡ, cô luôn cẩn thận tra từ điển trước khi rời khỏi nhà và không quên vẻ hình dáng thứ cần mua lên giấy. Lần đó cô cần mua miếng nút tai. Khi ra tiệm thuốc tây, cô cẩn thận trình tờ giấy cùng mô tả bằng tay chân phụ họa. Người bán tỏ vẻ hiểu ý, gật gật rồi đi vào trong, lát sau trở lại với hai hộp bao cao su trên tay!
Mustafa El Dghayem, người Đan Mạch, giáo viên dạy tiếng Anh lâu năm ở TPHCM kể: "Tôi đã trải qua hơn một trăm lần đến các nước châu Á nên không quá bất ngờ tuy nhiên đã thực sự sợ hãi và lo lắng khi lưu thông tại TPHCM, quá nhiều người không tuân thủ luật giao thông và đã chứng kiến một vài vụ tai nạn, vì vậy sau nhiều năm sống tại đây tôi vẫn không dám điều khiển bất cứ phương tiện gì.
Một kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi là lần đầu đi chợ tại tỉnh Đồng Nai. Tôi cần mua đu đủ. Và đã viết lên giấy bằng tiếng Việt “du du” rồi đưa cho người phụ nữ lớn tuổi đang bán trái cây. Bà ấy nói vâng rồi đưa tôi 3 trái. Khi về nhà, người hàng xóm nói rằng đây là trái su su, chứ không phải đu đủ, rồi ai nấy đều phá lên cười: "Ông yêu cầu du du và ông được nhận su su..." Lúc này, tôi mới nhận ra bà ấy bán những thứ bà ấy có sẵn chứ không phải thứ tôi cần.
Quay trở lại chuyện giao thông, vì quá sợ hãi nên tôi thường bắt xe bus. Tôi luôn luôn viết địa chỉ lên giấy và đưa cho tài xế để họ thả tôi đúng địa điểm nhưng họ luôn thả tôi tại một nơi xa lạ, tôi phải tự mình hỏi đường về nhà.
tin liên quan
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 2: Lăn lộn, bán đủ thứ có thểNgười Sài Gòn xem sự hiện diện của những ông, bà “Tây ba lô” nói riêng là chuyện rất bình thường. Cũng giống như ta, Tây cũng mưu sinh bằng nhiều cách kiếm tiền để tiếp tục... vi vu. Chuyện ăn xin là cá biệt khi nhiều ông bà Tây rất sáng tạo lăn mình làm đủ nghề.
Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia khá an toàn tại thời điểm này khi mà các nước châu âu đang chìm trong sợ hãi những cuộc tấn công, người VN thân thiện không làm phiền trên đường phố như những nước châu á khác.
Cơ hội việc làm trong ngành giáo dục rất nhiều, nếu có nhu cầu và bằng cấp, tôi đề nghị chân thành các giáo viên nên đến đây, học sinh rất quý trọng giáo viên bản xứ và môi trường các trung tâm Anh ngữ rất tốt, ngoại trừ một điều là tôi luôn cảm thấy cô đơn. Tôi cũng khuyến cáo người nước ngoài luôn mang theo giấy và bút hoặc người phiên dịch, trong trường hợp họ đi đâu đó ra khỏi trung tâm, đặc biệt là các vùng tỉnh lỵ, nếu không họ sẽ gặp ác mộng với vấn đề giao tiếp.
Bình luận (0)