Nội dung này được đề cập trong hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn vừa được Sở Nội vụ TP.HCM gửi các quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
Với phương án sắp xếp này, mô hình tự quản dưới phường, thị trấn sẽ không còn tổ dân phố, dưới xã không còn tổ nhân dân. Thay vào đó, dưới phường, thị trấn có khu phố, dưới xã có ấp.
Tên khu phố mới ở TP.HCM đặt theo số thứ tự
Khu phố mới có từ 500 hộ gia đình, ấp mới có từ 350 hộ gia đình trở lên
Khu phố mới (ở dưới phường, thị trấn) có từ 500 hộ gia đình trở lên, còn ấp (ở dưới xã) có từ 350 hộ gia đình trở lên. Việc sắp xếp căn cứ trên số hộ gia đình thực tế, quy mô số hộ đình theo quy định của luật Cư trú, địa giới hành chính, ranh giới khu phố, ấp để sáp nhập hoặc chia tách, thành lập khu phố, ấp mới.
Đối với các khu phố, ấp đã hoạt động ổn định, ranh địa giới không thay đổi thì có thể vận dụng thấp hơn hoặc lớn hơn quy mô số hộ dân để giữ nguyên. Quy mô số hộ được xác định tại thời điểm sắp xếp, bao gồm cả hộ gia đình ở trọ, tạm trú.
Khu tạm cư có ít hộ dân sinh sống buộc phải di dời, khu giải tỏa trắng, chung cư chưa có hộ dân sinh sống thì chưa sắp xếp. Khu dân cư hiện hữu có 1 phần bị giải tỏa, khu dân cư mới, chung cư mới, block chung cư mới liền kề, cùng ranh giới với khu phố, ấp hiện hữu thì sắp xếp, sáp nhập với khu phố hiện hữu.
Khu phố, ấp hiện hữu có chung cư mới, block chung cư mới, khu dân cư mới tách biệt ranh giới với khu phố, ấp hiện hữu, đạt quy mô từ 450 - 500 hộ gia đình trở lên ở khu phố, có từ 350 hộ gia đình trở lên ở ấp sắp xếp thành khu phố mới, ấp mới.
Đối với khu phố, ấp hiện hữu không sắp xếp do đạt yêu cầu về quy mô dân số từ 100 hộ gia đình trở lên ở khu phố, 50 hộ gia đình trở lên ở ấp có yếu tố đặc thù, biệt lập về địa giới hành chính thì giữ lại cơ cấu nhân sự ở khu phố, ấp hay sắp xếp lại nhân sự thì tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế.
Về tên gọi của khu phố, ấp sau sắp xếp, Sở Nội vụ TP.HCM hướng dẫn nên đặt tên theo số thứ tự (ví dụ khu phố 1, 2, 3), không nên đặt tên chữ để tránh sửa đổi bổ sung không theo thứ tự và dễ thống kê. Đối với khu phố, ấp không chia tách thì xem xét đặt lại tên khu phố, ấp theo số thứ tự phù hợp với địa giới hành chính, vị trí khu phố, ấp mới.
5 chức danh hoạt động tại khu phố
TP.HCM thống nhất có 5 chức danh được hưởng phụ cấp hằng tháng tại khu phố gồm: Bí thư, Trưởng khu phố, Trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng phụ nữ và Bí thư chi đoàn thanh niên.
Toàn TP.HCM có hơn 27.000 mô hình tổ chức dưới phường, xã với số lượng nhân sự tham gia các mô hình này lên đến 64.293 người. Sau khi sắp xếp, TP.HCM còn hơn 5.200 khu phố, ấp với tổng số người hoạt động khoảng 26.000 người.
Về công tác nhân sự, trưởng khu phố, ấp là người đủ 18 tuổi trở lên và cư trú thường xuyên ở khu phố, ấp; có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm.
Việc giới thiệu và bầu trưởng khu phố, ấp được tổ chức tại hội nghị khu phố, ấp khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong khu phố, ấp tham dự. Người trúng cử là người đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ.
Trụ sở sinh hoạt của khu phố, ấp mới sẽ được sử dụng chung, luân phiên với trụ sở cũ hoặc bố trí địa điểm phù hợp. Sau đó, các địa phương trích lập sơ đồ vị trí khu phố, ấp sau khi sắp xếp.
6 quận TP.HCM thuộc diện phải sáp nhập vì không đủ diện tích, dân số
Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, từ tháng 8 - 10.2023, các địa phương sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Sở Nội vụ để thẩm định.
Sau đó, UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM xem xét ban hành nghị quyết sắp xếp khu phố, ấp và chế độ, chính sách kèm theo để chính thức ra mắt khu phố, ấp mới từ tháng 1.2024.
Bình luận (0)