(Tin Nóng) Trung Quốc lại gây xôn xao và lo lắng cho khu vực khi đưa tên lửa phòng không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng. Loại tên lửa này có tầm khống chế đến đâu?
Đồ họa quần đảo Hoàng Sa (trái) và tầm khống chế (đường tròn, bên phải) của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng - Nguồn: Reuters |
Theo hãng tin Bloomberg ngày 17.2, Lầu Năm Góc đã biết Trung Quốc đưa hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (phỏng theo hệ thống S-300 của Nga) ra đảo Phú Lâm từ nửa đầu tháng 2.2016. Tuy nhiên dư luận chỉ được biết khi FoxNews ngày 17.2 đăng hình ảnh vệ tinh của Công ty ImageSat International thể hiện rõ 2 khẩu đội, mỗi khẩu đội có 8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng một hệ thống radar có mặt tại Phú Lâm. Cơ quan quốc phòng Đài Loan cùng ngày cũng khẳng định thông tin này.
Theo các chuyên gia, hệ thống tên lửa HQ-9, tương tự hệ thống của Nga là S-300, có tầm bắn xa khoảng 200 km (124 dặm).
Hình ảnh vệ tinh chụp trước ngày 3.2.2016 cho thấy Trung Quốc chưa bố trí tên lửa phòng không ở bờ biển đảo Phú Lâm, mà chỉ bố trí sau khi tàu chiến Mỹ USS Curtis Wilbur có chuyến tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 30.1.
Việc bố trí tên lửa này với giới chức quân sự Mỹ là không bất ngờ, vì như chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc đã cho chiến đấu cơ cất và hạ cánh nhiều năm nay ở Hoàng Sa, nên “Tôi không ngạc nhiên khi họ đưa các tên lửa phòng không đến đó”, theo Bloomberg.
Một hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc - Ảnh: Sina |
Khả năng của tên lửa phòng không HQ-9
Theo trang tin Huanqiu của Trung Quốc, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 thuộc loại phòng không tầm xa, do tập đoàn Khoa học công nghiệp hàng không Trung Quốc phát triển từ những năm 1980, có tầm bắn xa 200 km và bắn hạ các mục tiêu máy bay, tên lửa, cả tên lửa hành trình ở độ cao đến 7.000 m. Cần biết là máy bay hành khách thường bay ở độ cao trên 10.000 m.
Đây được cho là hệ thống tên lửa phỏng theo loại S-300 của Nga, nhưng tầm bắn của S-300 tối đa đến 300 km và bắn mục tiêu bay cao tối đa hơn 10 km.
Tuy vậy trang tin Huanqiu của Trung Quốc cho rằng HQ-9 là bổ sung cho S-300 (Trung Quốc có mua loại này của Nga từ năm 1992), và cũng có thể theo dõi, giám sát 100 mục tiêu ở bán kính đến 300 km.
Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc không có gì lạ với thế giới, khi hệ thống này từng gây xôn xao ở trong khối NATO lúc Trung Quốc dự thầu cung cấp loại tên lửa phòng không này cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2012 với phiên bản xuất khẩu là FD-2000. Loại FD-2000 (ra mắt từ năm 1998) có tầm bắn gần hơn so với HQ-9, từ 90 - 120 km.
Một lữ đoàn tiêu chuẩn của HQ-9 bao gồm 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 1 xe chỉ huy, 1 xe radar hướng dẫn bắn, 8 xe dàn phóng (loại 4 ống phóng/xe), theo dõi mục tiêu ở xa 300 km, bắn xa 200 km. Như vậy 1 tiểu đoàn HQ-9 có 32 tên lửa sẵn sàng tham chiến, và có thể bắn cùng lúc 8 tên lửa. Huangqiu khoe rằng hệ thống của HQ-9 có thể theo dõi 100 mục tiêu, tự động xác định mục tiêu đáng đe doạ và ưu tiên bắn 6 mục tiêu. Từ lúc radar khoá mục tiêu đến lúc bắn chỉ mất 12 - 15 giây.
Tại Phú Lâm như vậy Trung Quốc đã đưa ra 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-9.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Đồ họa: BBC |
Bảo vệ sườn phía nam đảo Hải Nam?
Việc bố trí HQ-9 ở Phú Lâm được xem là mối đe doạ với máy bay tuần biển và săn ngầm P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ, thách thức tuyên bố của Mỹ là bay qua bất cứ nơi nào ở Biển Đông mà luật pháp quốc tế cho phép, theo Blommberg.
Thậm chí Tân Hoa xã hơm 17.2 có bài xã luận nói rằng “Washington nên biết rằng Trung Quốc không bao giờ nhắm mắt trước các nỗ lực thách thức chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc”, và còn doạ: “Đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình sẽ là một sai lầm chết người”!
Tầm bắn 200 km của HQ-9 có thể cung cấp sự bảo vệ rộng lớn quanh quần đảo Hoàng Sa cũng như cho đảo Hải Nam, theo chuyên gia Peter Goon của tổ chức tư vấn Air Power (Úc), BusinessInsider ngày 17.2 cho biết.
Hiện Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của lực lượng hải quân tại đảo Hải Nam, và hệ thống HQ-9 ở Phú Lâm dường như nhằm bảo vệ phần sườn phía nam của Hải Nam, theo The New York Times.
Xem một hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc bắn thử nghiệm:
|
Anh Sơn
>> Không lực Mỹ và bài học từ chiến tranh Việt Nam
>> Tên lửa phòng không Tor-M2U Nga vừa chạy vừa bắn trúng mục tiêu
>> Nga - Trung Quốc sẽ sớm đạt hợp đồng tên lửa S-400, trừ tiêm kích Su-35
>> Với tên lửa phòng không S-400, không có khái niệm máy bay tàng hình
>> Mỹ có thể diệt ‘tàu sân bay trên đảo’ của Trung Quốc ở Trường Sa
Bình luận (0)