Tên lửa Trung Quốc 'thắp sáng' bầu trời miền tây nước Mỹ

25/02/2015 20:58 GMT+7

(TNO) Một quả cầu lửa được phát hiện bay thành vệt sáng trên bầu trời miền tây nước Mỹ tối 23.2 có thể là tên lửa được dùng để phóng vệ tinh Trung Quốc vào quỹ đạo hồi tháng 12.2014, theo Reuters.

(TNO) Một quả cầu lửa được phát hiện bay thành vệt sáng trên bầu trời miền tây nước Mỹ tối 23.2 có thể là tên lửa được dùng để phóng vệ tinh Trung Quốc vào quỹ đạo hồi tháng 12.2014, theo Reuters.

Vệt sáng trên bầu trời miền tây nước Mỹ - Ảnh chụp màn hình video đài Fox News (Mỹ)
 Nhà thiên văn học Chris Anderson, Giám đốc đài thiên văn học Centennial tại Đại học Southern Idaho (Mỹ), cho biết người dân ở các bang Idaho, Utah và Montana (miền tây nước Mỹ) đã nhìn thấy tên lửa tan ra thành nhiều mảnh trong bầu khí quyển ở độ cao 113 km cách mặt đất.
Ông Patrick Wiggins, Phòng nghiên cứu Sức đẩy phản lực của NASA, cho hay ông “chắc chắn 95%” quả cầu lửa "thắp sáng" bầu trời miền tây nước Mỹ được nhìn thấy hôm 23.2 là một tên lửa mà Trung Quốc dùng để đẩy vệ tinh vào khí quyển.
Tên lửa này được dùng để đưa vệ tinh Yaogan Weixing-26 vào quỹ đạo hồi tháng 12.2014, theo ông Wiggins.
Thời điểm Trung Quốc phóng vệ tinh Yaogan Weixing-26, các chuyên gia cũng đã dự báo tên lửa đẩy khi bị sức hút trái đất kéo xuống sẽ "lướt ngang" bầu trời nước Mỹ.
Cơ quan Không gian châu Âu từng cảnh báo rác thải trên quỹ đạo, chẳng hạn như tên lửa tan rã và vệ tinh không hoạt động là vấn đề cấp bách đối với bầu khí quyển Trái Đất, kêu gọi các nước dọn dẹp rác thải không gian để tránh những vụ va chạm.
Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Không gian châu Âu cho thấy các mảnh vỡ hay rác thải trên quỹ đạo có thể gây ra những vụ va chạm trong quỹ đạo mỗi 5 năm một lần. Cơ quan này ước tính có khoảng 29.000 mảnh vỡ với kích thước lớn hơn 10 cm đang bay quanh Trái Đất ở vận tốc 24.945 km/giờ, gấp 40 lần vận tốc các máy bay dân sự, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.