Băng qua bãi cát đầy rác rến, kim tiêm và những mảnh ban thờ của người dân vứt xuống sông, tôi tới xóm đò phía thượng nguồn cầu Long Biên. Có đến gần ba chục con đò chắp vá tạm bợ bằng những mảnh xốp, gỗ dán và giấy bìa. Bãi sông cạn khô, nước thải đen sì từ thành phố đổ ào ào qua những cửa cống.
Ăn nước sông đánh phèn, dùng đèn dầu, một số ít câu điện trên bờ, xóm đò chịu rất nhiều thiệt thòi |
Những công việc cuối cùng của năm |
Đây là một người đàn bà độc thân đang đi ủng cao, giũ sạch những tấm ni lon trên vũng nước sông Hồng. Kia là chị Nguyễn Thị Mai, 37 tuổi, người ở Ý Yên, Nam Định, không có con, chị cùng chồng đi nhặt rác, và chiếc bếp lò đang phát hỏa chỉ để nấu cơm thôi chứ “làm gì có tiền mà gói bánh chưng”. Còn đây là một ông già ngồi trên bãi cát, ông lão đang nhặt những cánh hoa nhựa của người ta bỏ đi để tết thành một bó hoa đón tết. Ông tên là Nguyễn Văn Thành, 72 tuổi, cũng không con cái, ông cùng bà vợ 68 tuổi rời quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa ra Hà Nội dựng bè trên sông Hồng và kiếm sống bằng nghề bới rác. Có lẽ những bông hoa lẫn trong rác mà ông Thành đang cầm trong tay kia chính là dấu hiệu duy nhất của không khí tết trong xóm đò nghèo kiết này.
Ông Thành đang kết hoa ăn tết |
Nhưng không, tôi kinh ngạc khi ông Thành lên tiếng: “Chúng tôi khổ lắm, nhưng vẫn cắm cờ kia anh kìa, chúng tôi lên phố, xin cờ cũ của rngười ta, ngày tết không có gì, cắm lá cờ lên cho nó vui mắt. Tôi đã sống qua mấy chế độ rồi, gì chứ nghèo nhưng được sống tự do như vầy là tốt, chỉ mong sao chính quyền đừng đuổi đi thôi”, rồi ông cụ cười hà hà với mấy đứa trẻ con hàng xóm, chúng đen nhẻm, tóc vàng hoe, chắc suốt ngày vọc cát và phơi nắng trên bãi sông này...
Bếp lửa này không có bánh chưng để luộc! |
Chị Nguyễn Thị Mai: “Em lao lực, không có con được, đi nhặt rác, đủ sống thôi” |
Cậu bé này tự chơi bằng những thứ nhặt được trong rác |
Còn đây là một cậu bé từ trên phố xuống bãi sông chơi |
Những lá cờ Tổ quốc phần phật trong gió sông là biểu hiện duy nhất của Tết nơi đây |
Lưu Quang Phổ
Bình luận (0)