Với Lê Thái Minh Duy, cái tết đáng nhớ nhất là Tết 2016 vì đây là đầu tiên Duy xa nhà và đón năm mới nơi xứ lạ quê người, giữa cái lạnh cắt da cắt thịt ở Seoul. Cậu sinh viên Đại học Sungkyunkwan may mắn vơi nỗi nhớ nhà khi được đón tết với các du học sinh cùng trường. “Nhờ các anh chị em ở đây tập trung lại, cùng nhau gói bánh chưng mà mình thấy ấm áp và vui hơn. Trong lúc đợi bánh chín, mọi người ăn uống, trò chuyện, cười đùa với nhau, mở các bài nhạc xuân... Không khí thật ấm cúng”, Duy bộc bạch.
tin liên quan
Cô dâu Việt tại Hàn Quốc ngày càng nhiều“Tết tranh thủ” của cô dâu Việt
Trong khi đó, cái tết của những cô dâu Việt tại Hàn Quốc chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua, chủ yếu là những sinh hoạt cùng nhà chồng, mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Chị Trần Thị Ngọc Hoa kể chị sang Hàn Quốc đã hơn 11 năm và trải qua 10 cái tết cùng gia đình chồng.
tin liên quan
Thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao độngHơi ấm xứ người
Còn với những người đi xuất khẩu lao động, Tết Nguyên đán cũng là dịp lưu lại nhiều kỷ niệm buồn vui nơi đất khách. Anh Chu Thành Hưng (29 tuổi), quê ở Hà Nội, sang Hàn Quốc từ năm 2010 và làm việc tại một công ty sản xuất phụ tùng ô tô ở thành phố Asan thuộc tỉnh Chungcheong Nam. Hưng thú thật là cái tết đầu tiên xa quê, vào thời khắc giao thừa anh đã không cầm được nước mắt.
|
Ngày tết cổ truyền, anh Hưng và những công nhân đồng hương cũng nấu bánh chưng, muối lọ dưa hành, kho nồi thịt. “Dù thiếu rất nhiều thứ trong mâm cỗ truyền thống của người Việt, nhưng những người con xa quê như chúng tôi cũng thấy ấm lòng, được an ủi phần nào”, anh chia sẻ. Nói về mong muốn lớn nhất của mình, anh bày tỏ: “Năm nay tôi muốn về Việt Nam ăn tết cùng gia đình. Đã lâu lắm rồi, bữa cơm ngày tết không có tôi quây quần”. Niềm hạnh phúc có thể quá giản đơn với nhiều người, nhưng là mơ ước của anh suốt nhiều năm: Đón giao thừa cùng những người thân yêu.
Chăm lo tết cho bà con kiều bào
Ông Vũ Đức Lượng, Phó chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết có khoảng 170.000 người Việt tại Hàn Quốc, trong đó khoảng 20.000 sinh viên, còn lại là diện xuất khẩu lao động và phụ nữ kết hôn. Vì vậy, mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán, hội sẽ tổ chức các hoạt động vui xuân tại nhiều nơi cho bà con kiều bào. Ngoài các tiết mục văn nghệ truyền thống, bàn tiệc với các món ăn ngày tết... là các cuộc thi gói bánh chưng, bánh tét, thi cắm hoa, trang trí nón lá cho các gia đình đa văn hóa. “Chương trình Tết cộng đồng không những đã trở thành điểm hội tụ của đông đảo các thế hệ người Việt đang sinh sống, lao động và học tập tại Hàn Quốc, mà còn là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Hàn”, ông chia sẻ.
|
Bình luận (0)