Giới quan sát nhận định đây là một động thái của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm “dằn mặt” Nga.
Diễn biến trên một lần nữa cho thấy ông Biden đang rất “ôm đồm” về mục tiêu trong chính sách đối ngoại. Dưới thời chủ nhân mới hiện nay, Nhà Trắng đang định nghĩa các vấn đề Trung Quốc, Nga, CHDCND Triều Tiên, Afghanistan, Iran, Yemen, biến đổi khí hậu... đều là các chủ đề an ninh quan trọng.
Trong đó, với ông Biden thì cả Trung Quốc lẫn Nga đều là thách thức, đối thủ lớn của Mỹ. Vì thế, một mặt thì tân Tổng thống Biden có nhiều động thái răn đe Bắc Kinh, nhưng cũng không quên “dằn mặt” Moscow như việc ông đã hoãn kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan và Đức.
Thực tế trên dẫn đến một câu hỏi là liệu Washington có đủ nguồn lực để cùng lúc ứng phó các đối tượng mục tiêu đa dạng trên. Thực tế, mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chỉ vừa mới yêu cầu cấp dưới làm một đánh giá về tình hình toàn cầu phục vụ cho việc tái cấu trúc lực lượng của nước này trên thế giới. Việc đánh giá nhằm giải quyết một thách thức là làm sao để tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và Nga, mà không giảm bớt nguồn lực dành cho các thách thức truyền thống khi nguồn lực của Lầu Năm Góc bị giới hạn.
Chính vì thế, sự “ôm đồm” về đối ngoại của ông Biden đang khiến ông phải đứng giữa nhiều thách thức khó khăn.
Bình luận (0)