Kẹt xe ở các thành phố lớn vẫn là vấn đề nan giải - ảnh: Ngọc Thắng |
Đăng đàn trả lời lần đầu tiên trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 11.2006, trước hàng loạt chất vấn về trách nhiệm, mục tiêu để cá nhân Bộ trưởng và Bộ GTVT không mắc phải những khuyết điểm như nhiệm kỳ trước đó, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời thành thực: “Mục tiêu của tôi là để cho Bộ ổn định trở lại, hoạt động đồng bộ trở lại”. Đây là điều mà Bộ GTVT cơ bản đã đạt được trong nhiệm kỳ 2006-2011. Hoạt động các tổng công ty lớn do Bộ quản lý đã hồi phục trở lại, giảm bớt tình trạng nợ nần. Các tổng công ty công trình giao thông trong nước gánh vác trọng trách thi công các dự án lớn như đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đại lộ Thăng Long… Bức tranh hạ tầng giao thông cũng được cải thiện đáng kể, với hàng loạt dự án lớn hoàn thiện, hình thành hệ thống đường cao tốc hướng tâm tại Hà Nội và TP.HCM.
Nhức nhối an toàn giao thông
Dấu ấn đậm nhất của ngành giao thông trong nhiệm kỳ qua có lẽ là triển khai thành công Nghị quyết 32, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm với người điều khiển xe gắn máy trên toàn quốc từ ngày 15.12.2007.
Sau năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 32, năm 2008 số người chết đã giảm mạnh 11,8%. Nhưng tới năm 2010, TNGT tăng nóng trở lại cả về số vụ, số người chết và mức độ nghiêm trọng. 6 tháng đầu năm 2011, TNGT tiếp tục là “điểm đen” nhức nhối của ngành giao thông với hàng loạt vụ tai nạn lớn, nghiêm trọng cả đường bộ, đường sắt, đường thủy. Theo thống kê, ở VN tỷ lệ người chết do TNGT là 13,5 người/100.000 người. Trong các giải pháp đưa ra để giải quyết TNGT, Bộ GTVT nhiều lần tính tới khả năng kiềm chế, giảm dần xe gắn máy, đặc biệt tại các đô thị lớn. Nhưng tới thời điểm kết thúc nhiệm kỳ, Bộ vẫn chưa trình ra được một đề án hay lộ trình cụ thể.
Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài tại hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM ngày càng nặng nề hơn. Bộ GTVT đã có phối hợp với các thành phố, triển khai Nghị quyết 32, xây dựng phương án chống ùn tắc giao thông của thành phố, nhưng tình trạng này chưa cải thiện được.
Bảng số liệu TNGT qua các năm |
“Những con đường đau khổ”
Nhiều dự án giao thông vẫn được mệnh danh là “những con đường đau khổ”, chậm tiến độ kéo dài, gây bức xúc cho người dân, và nhiều lần được nêu lên tại Quốc hội.
Điển hình như quốc lộ 32, khởi công tháng 8.2005, theo dự kiến sẽ đưa vào sử dụng đầu năm 2007, nhưng tới thời điểm này (25.7.2011), tuyến đường 32 vẫn chưa thông xe. Người dân sinh sống và đi lại đoạn Diễn - Nhổn (Hà Nội) thường xuyên phải khổ sở hít bụi. Lý do, theo chủ đầu tư Bộ GTVT là thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng, song vấn đề mấu chốt nhất vẫn là chậm chuyển giao cấp đầu tư giữa UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT.
Còn có thể điểm hàng loạt dự án chậm tiến độ khác như dự án vành đai 3 Hà Nội giai đoạn 2 Mai Dịch - Bắc Linh Đàm, dự án cầu Nhật Tân, mở rộng quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Láng - Hòa Lạc…
Những điểm sáng, tối trong nhiệm kỳ 2006-2011 |
|
Điểm sáng |
Điểm tối |
- Triển khai thành công quy định đội mũ bảo hiểm trên toàn quốc theo Nghị quyết 32 của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 15.12.2007 - Khánh thành các cầu lớn: cầu Phú Mỹ (2009), cầu Cần Thơ (cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á - 2010), cầu Rạch Miễu (2009), cầu Thuận Phước (2009), cầu Thanh Trì, cầu Rạch Chiếc... - Hoàn thành các dự án lớn trong kế hoạch 5 năm: dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương, cảng hàng không Cần Thơ, đường vành đai 1, vành đai 3, đại lộ Thăng Long, cảng nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu... |
- Sập cầu Cần Thơ: xảy ra vào ngày 26.9.2007 tại xã Mỹ Hòa, H.Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, khoảng 200 người chết và bị thương. - Sập dầm cầu cạn cầu Pháp Vân: ngày 18.4.2010 tại công trường xây dựng tuyến cầu cạn Pháp Vân (dự án đường vành đai 3, Hà Nội) đã xảy ra sự cố sập 4 phiến dầm. |
Kỳ vọng Chất lượng công trình giao thông Tôi kỳ vọng tân Bộ trưởng sẽ giải quyết những nhược điểm của ngành GTVT mà Quốc hội khóa XII đã đặt ra như ùn tắc giao thông, chất lượng công trình, phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, cầu cho đồng bào dân tộc... Phải giải quyết đồng bộ, ngoài cố gắng của tân Bộ trưởng, đội ngũ giúp việc phải tận tâm. Những nhược điểm này đã tồn tại rất lâu trong ngành giao thông, nên muốn làm tốt, phải rút ra kinh nghiệm từ khóa trước để có những quyết sách đúng. Ông Trần Ngọc Vinh Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hải Phòng Cần đồng bộ cầu và đường Vận tải đường bộ phức tạp nhất trong phương thức vận tải, mong muốn lớn nhất của các DN ô tô trong cả nước là tân Bộ trưởng quan tâm hơn, lập lại trật tự vận tải trong cả nước. Phải bố trí luồng tuyến hợp lý, dẹp được xe dù, bến cóc, nâng chất lượng vận tải, đảm bảo hành khách đi lại tốt hơn. Về hạ tầng, dù ngân sách nhà nước có hạn, nhưng mong muốn Bộ tập trung xây dựng đồng bộ giữa cầu và đường. Tránh tình trạng có đường tốt nhưng tải trọng cầu lại giới hạn quá thấp, không phát huy được hệ thống đường. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Cứu vãn an toàn giao thông Theo tôi, Bộ GTVT cần đẩy mạnh việc bắt buộc thực hiện giám sát hành trình để cứu vãn an toàn giao thông, nhất là giao thông vận tải đường dài với xe vận tải hàng hóa lớn. Các tuyến quốc lộ đã đưa vào chương trình quốc gia cần đẩy nhanh và đúng tiến độ. Ngoài ra, nên tập trung nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, yêu cầu chuyển đổi bằng FC vừa qua làm chỉ để đẩy nhanh chứ chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu. Nhiều trường đào tạo lấy thành tích, hoàn thành nhiệm vụ. Trước đây đặt ra nhiều tiêu chuẩn, nhưng ép quá lại chẳng có tiêu chuẩn nào, có phong bì là xong. Tới đây, cần nâng tiêu chuẩn đầu vào lái xe, lái xe phải có văn hóa, thể lực và đạo đức, xem lái xe là nghề nghiệp có điều kiện. Ông Phạm Trọng Thịnh Chủ tịch Nghiệp đoàn Vận tải hàng hóa Hải Phòng Mong đường thông thoáng Tôi thấy các cơ quan chức năng hứa hẹn năm lần bảy lượt, báo chí phản ánh nhiều nhưng đường vẫn tắc triền miên, vẫn mù mịt khói bụi. Tôi chạy xe taxi nên biết rất rõ đường nào hay tắc vào giờ nào, nhưng vào giờ tan tầm thì gần như đường nào cũng ùn tắc. Tôi chỉ mong làm sao đường thông thoáng, bớt bụi cho người dân đỡ khổ. Mỗi lần đường tắc, phải bò ì ạch, xe ăn nhiều xăng hơn, trong khi cước phí tính theo độ dài quãng đường, chúng tôi phải chịu khoản hao hụt này, thu nhập của cánh lái xe taxi eo hẹp. Chưa kể, đường tắc dễ gây ức chế tâm lý cho người tham gia giao thông. Anh Bùi Quang Đức 26 tuổi, lái xe taxi Hãng taxi Thăng Long M.Hà - L.Quân (ghi) |
Mục tiêu đến năm 2020 * Mạng đường bộ cao tốc: tuyến cao tốc Bắc - Nam 2 tuyến phía Đông, Tây (3.262 km); đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối với Hà Nội (1.099 km); hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung Tây Nguyên; khu vực phía Nam; hệ thống vành đai cao tốc tại Hà Nội, TP.HCM. * Đường bộ: mạng lưới đường bộ cả nước hiện có tổng chiều dài 279.927 km. Mục tiêu 2020 xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến cao tốc, tổng chiều dài 2.381 km. * Đường sắt: mạng đường sắt đầu mối, đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam… * Hàng hải: 6 nhóm cảng biển, trong đó chia cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương. Mục tiêu vận chuyển 900 - 1.100 triệu tấn hàng. * Hàng không: mô hình trục nan, tâp trung chính các đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, tăng trưởng 14% giai đoạn 2015-2020, 140-150 máy bay. * TNGT: giảm số người chết do TNGT xuống khoảng 8 người/100.000 dân. |
Mai Hà
Bình luận (0)