Năm 2010, thiếu điện nghiêm trọng, Hà Nội cũng phải cắt điện luân phiên - ảnh: Ngọc Thắng |
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận nhiệm vụ tại Bộ Công thương sau cuộc sáp nhập giữa Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Nhiệm kỳ 2007-2011 đã có những thành công nhất định với việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, phát triển công nghiệp. Nhưng nhiệm kỳ này cũng phải gánh những ngổn ngang cộng lại từ hai lĩnh vực lớn: thiếu điện, tụt lùi của công nghiệp phụ trợ, tràn lan các dự án thép, xi măng phá vỡ quy hoạch... và hơn hết là nhập siêu cao, bất ổn thị trường giá cả, nhiễu loạn tin đồn giá xăng, gạo…
Những phát ngôn ấn tượng “Chưa đảm bảo cung ứng điện thời gian qua có trách nhiệm của Bộ Công thương” |
||
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng báo cáo trước QH ngày 1.11.2010. |
||
Trong một vài trường hợp như việc tăng giá gạo cuối tháng 4.2008, Bộ Công thương đã chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, xử lý các hiện tượng đầu cơ, găm hàng, ép giá. Nhưng trong nhiều trường hợp, việc chậm đưa ra thông điệp điều hành và xử lý kịp thời khiến lòng tin của người dân ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng nhiễu loạn tin đồn.
Tại kỳ họp thứ 8 QH khóa XII, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết nếu thực hiện đúng Tổng sơ đồ 6 sẽ không thiếu điện. Nhưng trên thực tế, Tổng sơ đồ 6 chỉ hoàn thành được khoảng 80% đặt ra; trong đó, nguyên nhân đáng kể là 13 dự án nhiệt điện chạy than giao Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã không đưa vào triển khai được do EVN “trả” lại cho Chính phủ. Đây là một trong những lý do dẫn tới tình trạng thiếu điện giai đoạn 2007-2010 trở nên nặng nề. Điển hình như mùa khô năm 2010 đã thiếu trên 1 tỉ kWh điện, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và sản xuất của các DN.
|
Kỳ vọng Xử lý nghiêm hàng kém chất lượng Đời sống người dân phụ thuộc rất nhiều vào giá, đặc biệt là những mặt hàng có tính tác động với mặt bằng chung như điện, xăng dầu, việc lên xuống có tác động dây chuyền tới hàng hóa. Người tiêu dùng (NTD) hiện nay rất quan tâm tới các vấn đề an toàn thực phẩm, trong khi những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hóa liên quan đến an toàn thực phẩm lại quá phổ biến. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, cân sai đang vây bủa đời sống người dân. Hy vọng trong nhiệm kỳ tới sẽ có những chuyển biến căn bản trong kiểm soát, xử lý các hành vi này. Việc Luật Bảo vệ NTD, Luật Vệ sinh ATTP có hiệu lực từ tháng 7.2011 là nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ người dân, nhưng các bộ trưởng là tư lệnh từng lĩnh vực phải đưa được luật vào đời sống. Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD VN Dự án điện phải vào đúng tiến độ Vấn đề lớn nhất với phát triển điện là đầu tư không đồng bộ, nhiều dự án không đạt tiến độ, do trình độ một số ban quản lý dự án chưa tốt, đặc biệt việc lựa chọn nhà thầu năng lực rất kém, như nhà thầu về nhiệt điện than. Nhiều năm qua, từ quy hoạch đến lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế, tổng dự toán, đặc biệt tổ chức đấu thầu làm chưa tốt, còn chậm. Bộ phải thay mặt Chính phủ điều hành thực hiện cho được Tổng sơ đồ 7, từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch, tổng dự toán cho tới đấu thầu và chỉ đạo thực hiện dự án đúng tiến độ... Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN Tránh lặp lại tình trạng vỡ quy hoạch Việc phân cấp cấp phép đầu tư các dự án thép cho địa phương đã phá vỡ Quy hoạch ngành do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ chế của chúng ta có cái dở là không quy trách nhiệm, nếu làm sai cùng lắm là chuyển công tác, nên mới sinh ra chuyện cấp phép nhiệm kỳ, tràn lan, bất chấp quy hoạch. Hiện công suất sản xuất thép đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ, nếu tiếp tục tình trạng này, thị trường sẽ mất cân đối nhiều hơn và tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh. Nếu vẫn tiếp tục cấp phép, cần lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao, có tài chính vững, thủ tục đầu tư phải hết sức chặt chẽ và phải nằm trong quy hoạch. Ông Nguyễn Tiến Nghi, - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN |
Mai Hà
Bình luận (0)