Chương trình đã cung cấp sản phẩm hấp thu, thải độc chì cho các đối tượng cần can thiệp sử dụng trong 2 tháng (từ tháng 6 - 8.2016). Đánh giá kết quả can thiệp cho thấy, 77/118 (65,25%) trẻ em có nồng độ chì máu giảm, mức giảm trung bình 4,42 µg/dL (tương đương 21,1% so với trước can thiệp); 29/118 (24,58%) trẻ có nồng độ chì máu không giảm; 12/118 (10,17%) trẻ em nồng độ chì máu tăng.
Nguyên nhân tăng do một số trẻ em không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm và có thể còn tiếp tục tiếp xúc với chì. Với người lao động tái chế chì: 43/43 (100%) có nồng độ chì máu giảm; mức giảm trung bình 11,96 µg/dL, tương đương 27,32% so với trước can thiệp.
tin liên quan
Nhận biết nhiễm độc chì và cách phòng tránhTình trạng nhiễm chì cao trong cơ thể của người Việt hiện nay một phần là do ô nhiễm chì có trong không khí, trong nước uống và một phần do trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.
Viện này cho biết tiếp tục đánh giá hiện trạng môi trường khu dân cư và có biện pháp cải thiện nếu còn ô nhiễm; định kỳ khám sức khỏe và xét nghiệm nồng độ chì máu cho trẻ em và người lao động. Đồng thời khuyến cáo các cơ sở tái chế chì cải thiện điều kiện làm việc ở các cơ sở sản xuất tái chế chì.
tin liên quan
Làng nhiễm độc chìChính nghề thu gom ắc quy, tái chế chì vào loại lớn bậc nhất cả nước đã giúp cho cuộc sống của người dân xã Chỉ Đạo (H.Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) trở nên sung túc hơn. Nhưng hậu quả là chỉ tính riêng thôn Đông Mai của xã này đã có tới hơn 200 trẻ em nhiễm độc chì.
Bình luận (0)