(TNO) Một nghiên cứu mới cho thấy thai phụ không nhận đủ ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng sau này ở trẻ, theo Daily Mail.
Theo các nhà nghiên cứu, mức độ vitamin khác nhau ở thai phụ có thể ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch của trẻ. Vitamin D trong máu của thai phụ chủ yếu có được từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
|
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng (MS - bệnh của hệ thần kinh gây tê liệt dần dần) sau này cao hơn 5% ở những trẻ sinh ra trong tháng 4 - 5.
Trong khi đó, nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng ít hơn 10% đối với các trẻ sinh ra trong tháng 10 - 11.
Tiến sĩ Sreeram Ramagopalan, Đại học Queen Mary (Anh) và các đồng nghiệp, cho biết khoảng 90% phụ nữ thiếu hụt vitamin D trong những tháng mùa đông là nguyên nhân gây nên bệnh đa xơ cứng ở trẻ sau này.
Nghiên cứu còn cho thấy bệnh tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim đe dọa tính mạng ở trẻ cũng liên quan đến mức vitamin D thấp khi còn trong giai đoạn bào thai.
Tác giả nhấn mạnh, bổ sung 1.000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày ở thai phụ sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc căn bệnh này ở trẻ.
Nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry.
Ngọc Lam
>> Thai phụ nên nằm nghiêng bên trái
>> Thai phụ nằm ngửa tăng rủi ro sẩy thai
>> Lượng vitamin D ở thai phụ ảnh hưởng não trẻ
>> Thai phụ thiếu vitamin D, con có nguy cơ béo phì
Bình luận (0)