Đáng nói, không ít trong số này lấn sân sang lĩnh vực y tế, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Cơ sở thẩm mỹ tháo biển hiệu, 'biến mất không dấu vết' sau vụ cô gái 25 tuổi tử vong |
Thường mỗi khi có sự cố chết người xảy ra ở các cơ sở này, dư luận lại quy trách nhiệm cho ngành y tế. Nhưng việc quản lý các cơ sở này không thể không nhắc đến vai trò của chính quyền địa phương, nơi cơ sở đăng ký hoạt động.
Ví dụ như Trung tâm thẩm mỹ Key Beauty Center trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), nơi xảy ra trường hợp cô gái 25 tuổi đến đây thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) gặp tai biến và tử vong, vốn chỉ đăng ký hoạt động chăm sóc da, xăm. Năm 2022, quận kiểm tra 2 lần nhưng đều đóng cửa. Khi xảy ra PTTM gây chết người, Sở Y tế xuống phối hợp địa phương kiểm tra thì cơ sở này… đã biến mất.
Dụng cụ, vật tư y tế bỏ lại tại cơ sở PTTM trái phép gây chết người |
DUY TÍNH |
Việc cấp phép hoạt động kinh doanh và hậu kiểm ngành nghề được xem nhạy cảm này hiện nay còn quá nhiều việc để bàn. Từng nhiều lần, dư luận đặt vấn đề về trách nhiệm của chính quyền sở tại ở đâu trong các vụ việc như trên.
Ngành y tế từng đưa ra các dấu hiệu trực quan như: CSLĐ nào mà nhiều người ra vào bịt kín mặt mũi là y như rằng chỗ đó có PTTM. Thế nhưng các cơ sở này hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật, người ra vào có đủ các dấu hiệu cảnh báo nhưng địa phương không hề biết (?!).
Truyền thông không ngừng đề cập trách nhiệm của chính quyền địa phương với vai trò giám sát, và viết rất nhiều về các ca tai biến chết người. Thế nhưng, trách nhiệm của chính quyền cơ sở nơi xảy ra các vụ tai biến ít được đề cập trong xử lý. Nếu vẫn giữ kiểu xử lý vụ việc mà không cảnh giác toàn hệ thống, không quy trách nhiệm cá nhân, tập thể thì tai biến chết người vẫn sẽ xảy ra ở các CSLĐ phi pháp.
Bình luận (0)