Điểm đặc biệt là “thần hộ mệnh” gần như có thể tự “tìm kiếm” năng lượng nên không cần hỗ trợ nguồn cung cấp nào khác. Trong thông cáo báo chí của nhóm nghiên cứu, loại vi mạch này sẽ được lập trình theo nhu cầu của người sử dụng mà không cần pin. “Thần hộ mệnh” có thể thích hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng: thu thập dữ liệu để cảnh báo thiên tai, giúp những người liệt tứ chi điều khiển xe lăn bằng ý nghĩ hay người lớn tuổi tương tác với môi trường xung quanh tốt hơn và có cuộc sống độc lập hơn.
|
Khi hoàn thành, “thần hộ mệnh” sẽ hoạt động theo nhiều hướng khác nhau để “bảo vệ” người sử dụng khỏi các nguy cơ về sức khỏe, tai nạn. Được gắn vào áo, đồng hồ hay túi xách, loại vi mạch này sẽ đo đạc các dữ liệu như độ đường trong máu, nhịp tim, mức độ… buồn ngủ (rất cần thiết cho những ai định lái xe); các dữ liệu từ môi trường như nơi nào có phấn hoa (để cảnh báo những người bị dị ứng), thông tin giao thông… Về lâu dài, loại vi mạch này có thể giúp người sử dụng gặp khó khăn trong giao tiếp (như bệnh nhân bị chấn thương sọ não, người bị tự kỷ) thể hiện cảm xúc nhờ phân tích các chuyển động mắt hay sóng truyền từ thần kinh.
Hiện có nhiều đại học, viện nghiên cứu và các công ty hàng đầu về công nghệ thông tin, y - dược của 13 quốc gia tham gia vào dự án của EPFL. Các phòng nghiên cứu đa ngành (công nghệ nano, thần kinh học, điện tử…) sẽ phối hợp để làm gọn kích thước và hạn chế mức tiêu thụ năng lượng của bộ vi mạch. Nhờ những vật liệu áp điện biến năng lượng cơ học thành năng lượng điện, “thần hộ mệnh” sẽ tận dụng năng lượng ở mọi nguồn có thể có từ cơ thể, chẳng hạn một cú phẩy tay. Dự án “thần hộ mệnh” đã được Liên minh châu u chọn để hỗ trợ 1 tỉ euro trong vòng 10 năm.
Lan Chi
Bình luận (0)