Thân phận 'nô lệ cần sa' người Việt ở Anh - Kỳ 2: Bị xích bằng sợi dây vô hình

31/08/2013 09:00 GMT+7

(TNO) Thân phận những người Việt làm 'nô lệ cần sa' ở Anh vừa được báo chí Anh phát hiện, đăng tải... đã gây chấn động dư luận.

(TNO) DrugScope, tổ chức quyên tiền ủng hộ cho các hoạt động chống ma túy, cho rằng những băng buôn cần sa người Việt tại Anh hiện đã kiểm soát đến 2/3 thị phần thị trường buôn cần sa, tờ The Sunday Times (Anh) cho biết.

>> Thân phận 'nô lệ cần sa' người Việt ở Anh - Kỳ 1: Những 'bóng ma' bị chối bỏ

Thị trường này phát triển ngày càng mạnh mẽ, với một binh đoàn “nô lệ” thầm lặng, chủ yếu là trẻ em từ các vùng quê nghèo ở miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc.

Số trẻ em này bị dụ dỗ sang Anh bởi những lời hứa hẹn rằng chúng sẽ có thể kiếm được nhiều tiền để gửi về cho gia đình.


Một trang trại cần sa trồng trong nhà ở Anh - Ảnh minh họa Reuters

Trên thực tế, ngay khi chúng đặt chân đến Anh, chúng sẽ bị đe dọa, cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đến những căn nhà mà bọn buôn người thuê ở Birmingham và Manchester.

Chiêu thức này hiệu quả đến nỗi bọn buôn người hầu như không phải khóa trái cửa, The Sunday Times cho hay.

 

Nhân viên của tổ chức từ thiện này kể lại rằng dù hoảng loạn và bị sang chấn tâm lý, nhưng tất cả những đứa trẻ này đều tuân theo chủ nhân của chúng như thể chúng bị xích bằng một sợi dây vô hình.

Những đứa bé gái thường bị hãm hiếp ngay trên đường đi, còn con trai thì bị đánh đập và bỏ đói.

Hàng xóm xung quanh thường chẳng khi nào nhìn vào những căn nhà này, với cửa sổ luôn được che kín bởi các bức rèm.

Số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm chống nạn buôn người của Anh cho thấy, trong số 69 nạn nhân bị bọn buôn người bắt sang Anh để trồng cần sa được phát hiện hồi năm 2012, có 66 người Việt Nam và 53 người trong số này là trẻ em.

The Sunday Times dẫn lời Andy Desmond, một điều tra viên thuộc Scotland Yard, cho biết mỗi trang trại cần sa có một người trông nom, thường là một đứa trẻ từ 14 đến 18 tuổi.

Những người trông nom vườn cần sa, hay còn gọi là “bóng ma” theo cách gọi của bọn buôn người, thường phải sống một mình trong những căn nhà mà băng tội phạm thuê để trồng cần sa.

Những nô lệ thời hiện đại này không được trả lương và hoàn toàn bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài.

The Sunday Times cho hay bọn chủ trông coi những người này đa phần là thế hệ thứ hai của người Việt Nam nhập cư tại Anh và những người này gần như lúc nào cũng tránh được việc bị truy tố.

Barnardo’s, tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên cơ nhỡ tại Anh, thông báo đã làm việc với 50 trẻ em bị bán sang Anh trong năm 2013, phần lớn trong số này là trẻ em Việt Nam.

Nhân viên của tổ chức từ thiện này kể lại rằng dù hoảng loạn và bị sang chấn tâm lý, nhưng tất cả những đứa trẻ này đều tuân theo chủ nhân của chúng như thể chúng bị xích bằng một sợi dây vô hình.

The Sunday Times dẫn lời Lynne Chitty, thuộc ban lãnh đạo của Barnardo’s, cho biết những đứa trẻ được Barnardo chăm sóc tạm thời vì không có kế hoạch chăm sóc toàn diện đã nhanh chóng rời khỏi Barnardo ngay sau khi được đưa về cơ sở từ thiện này, bà Chitty nói.

“Cô có thể hứa là gia đình con ở nhà sẽ không bị hại không?”, bà Chitty thuật lại lời một cô bé trong nhóm trẻ bị bán sang Anh hỏi bà.

Rồi không đợi bà này trả lời, cô bé nói: “Vậy thôi, con phải đi”.

Cảnh sát Anh đã phát hiện gần 8.000 trang trại cần sa trong hai năm qua, tăng hơn gấp đôi số lượng trang trại bị phát hiện trong cả hai năm 2007 và 2008, theo The Sunday Times.


Khoảng 75% cần sa trồng tại Anh ngày nay là thuộc loại skunk, tên đường phố của một loại cần sa cực mạnh và có thể trồng ngay trong nhà - Ảnh minh họa: Evening Standard

Các trang trại cần sa có mối liên hệ rất chặt chẽ với các tiệm làm móng tay (nails shop).

Một sĩ quan cảnh sát tại Hạt Suffolk cho biết cơ quan điều tra đã lần ra được mối liên hệ giữa các trang trại trồng cần sa ở thị trấn Felixstowe với một chuỗi các tiệm làm móng tay.

 

Cần sa hiện đang là loại ma túy bất hợp pháp thông dụng nhất tại Anh, theo Tổ Quản lý Thuốc phiện Độc lập Anh. Cơ quan này cho biết có đến 2,7 triệu người dùng 1.000 tấn mỗi năm.

Các băng đảng tội phạm đã rửa tiền kiếm được từ việc buôn bán cần sa thông qua các tiệm làm móng làm ăn hợp pháp, vị cảnh sát này cho biết.

Vào năm 2010, chính phủ Anh đã chỉ đạo hai nhà tội phạm học, tiến sĩ Daniel Silverstone và giáo sư Stephen Savage, điều tra về sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại cần sa của người Việt tại Anh.

Báo cáo của hai chuyên gia này, vốn được đúc kết từ hơn 60 cuộc phỏng vấn với cảnh sát và người Việt Nam nhập cư lậu, đã chỉ ra cách bọn tội phạm trồng cần sa dùng tiền để tài trợ cho các tiệm làm móng và nhà hàng.

Một báo cáo từ cuộc điều tra của Trung tâm Chống lạm dụng trẻ em và Bảo vệ trực tuyến của Anh (CEOP) và đại sứ quán Anh tại Hà Nội cũng đã phanh phui ra rằng các trang trại cần sa do người Việt Nam điều hành ở Anh dùng các tiệm làm móng để rửa lợi nhuận kiếm được việc buôn cần sa, theo The Sunday Times.

Trong thập niên 1980, khoảng 70% cần sa tiêu thụ ở Anh đến từ Li Băng và phần còn lại thì có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông và Caribbean, theo số liệu của tờ báo Anh.

Tổ Quản lý Thuốc phiện Độc lập Anh ước tính 75% cần sa trồng tại Anh ngày nay là thuộc loại skunk, tên đường phố của một loại cần sa cực mạnh.

Cần sa hiện đang là loại ma túy bất hợp pháp thông dụng nhất tại Anh, theo Tổ Quản lý Thuốc phiện Độc lập Anh. Cơ quan này cho biết có đến 2,7 triệu người dùng 1.000 tấn mỗi năm.

Hoàng Uy

>> Nga truy tố 6 người Việt ép đồng hương làm 'nô lệ lao động
>> Thêm bằng chứng về tác hại của cần sa
>> Trồng cần sa để… nuôi dế?
>> Nhiều trẻ em Việt bị bán sang Anh để trồng cần sa
>> Chia cần sa trong nhà nghỉ
>> Cảnh sát ăn nhầm bánh chứa cần sa  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.