Chủ trương tích tụ ruộng đất đã được thống nhất từ khá lâu và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ Bộ Chính trị, Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp cho tới người dân. Bởi nếu không tích tụ ruộng đất, không có những cánh đồng mẫu lớn thì không thể cơ giới hóa hay áp dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp.
tin liên quan
100.000 tỉ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ caoNâng gói hỗ trợ từ 60.000 tỉ đồng đến 100.000 tỉ đồng là một trong những giải pháp quan trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Trong khi hạn mức chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm đối với hộ gia đình và cá nhân (thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ) không quá 10 lần hạn mức giao đất...
Những quy định này đã "trói" chủ trương tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn. Không chỉ thế, nó còn đẩy người dân, doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp vào tình thế rủi ro khi phải tìm cách tích tụ "chui"...
Đúng như Thủ tướng chỉ đạo, vấn đề quan trọng nhất khi tích tụ ruộng đất là phải bảo đảm quyền lợi của người nông dân. Bởi dù đô thị hóa, công nghiệp hóa hay dịch vụ hóa thì phần lớn người nông dân vẫn sống nhờ vào ruộng nương. Vì vậy, việc thu hồi, chuyển nhượng đất từ người nông dân sang doanh nghiệp nếu không thận trọng có thể dẫn đến tình trạng nông dân mất đất, phải đi làm thuê trên chính đồng ruộng của mình, thậm chí tạo thành gánh nặng cho xã hội.
Nhưng thận trọng không có nghĩa là chậm trễ. Thị trường không đợi chúng ta, nhất là khi những quốc gia mạnh về nông nghiệp ngày càng quyết liệt hơn để cạnh tranh. Chính phủ Thái Lan vừa công bố chương trình biến nước này thành “siêu cường lương thực” trong vài thập niên tới. Họ cũng không ngần ngại khi coi VN là thị trường mục tiêu.
Mặt ngược lại, dư địa của xuất khẩu nông nghiệp còn rất lớn và đây cũng chính là thế mạnh của chúng ta. Đơn cử, chỉ riêng rau quả, giá trị thị trường nhập khẩu trên thế giới đã vượt mức 200 tỉ USD/năm. VN cũng có bước đột phá khi kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,16 tỉ USD trong 11 tháng năm nay, vượt mặt các mặt hàng chủ lực truyền thống lâu nay là gạo, điều, chè, cà phê.
Tích tụ ruộng đất, đầu tư công nghệ sẽ tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, qua đó tăng thu nhập cho người nông dân. Nếu đẩy nhanh quá trình này, nhiều mặt hàng nông sản chắc chắn sẽ tạo đột phá cho nền nông nghiệp nước nhà.
tin liên quan
Nên để ruộng đất tích tụ tự nhiênĐó là ý kiến của hầu hết các chuyên gia có mặt trong tọa đàm “Mở rộng hạn điền, Tích tụ ruộng đất - được và mất?” do Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức hôm qua (29.5) tại TP.HCM.
Bình luận (0)