Chính việc đan cài cột mốc lịch sử VN ở thời điểm năm 1975 và năm 2000 vào phim đã trở thành chất liệu đắt giá cho kịch bản Việt hóa. Sau tháng 4.1975, các thành viên nhóm Ngựa Hoang không gặp lại nhau sau thời trẻ học chung tại Đà Lạt. 25 năm sau, khi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm VN, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, cũng là lúc họ có cơ hội gặp lại nhau khi phát hiện trưởng nhóm Mỹ Dung mắc căn bệnh hiểm nghèo. Làm phim quay ngược quá khứ, lấy bối cảnh không phải thời điểm hiện tại, nhưng cả ê kíp thiết kế, đạo diễn, quay phim đã có được những hình ảnh, chi tiết dù nhỏ về đạo cụ, cảnh trí đặc trưng, khiến Đà Lạt trước năm 1975 được tái hiện đầy lãng mạn.
tin liên quan
Thanh Hằng hoài niệm về 'tháng năm rực rỡ' của bản thânDàn diễn viên chính trong phim rất nhiều, lên tới 11 nhân vật nữ (đóng từ thời học sinh đến trưởng thành, trung niên) là Hoàng Yến Chibi - Hồng Ánh, Hoàng Oanh - Thanh Hằng, Khổng Tú Quỳnh - Mỹ Uyên, Trịnh Thảo - Mỹ Duyên, Minh Thảo - Tuyền Mập, Jun Vũ, đều rất hợp vai và diễn xuất rất nổi bật theo tính cách từng nhân vật.
Đáng khen nhất là nhân vật Hiểu Phương thời học sinh do Hoàng Yến Chibi đảm nhận, bởi vai diễn trung tâm với nhiều biểu cảm và sắc thái rất khó, nhưng cô diễn viên trẻ này lại khiến người xem rung cảm. Phim đã khiến khán giả xúc động, nhớ lại biết bao hồi ức đẹp trong đời với thông điệp ý nghĩa về tình bạn, ước mơ và thời thanh xuân của mỗi người.
Một yếu tố đem lại thành công cho bộ phim Việt hóa này chính là phần âm nhạc được nhạc sĩ Đức Trí thực hiện, với một loạt các ca khúc thập niên 1970 như Vết thù trên lưng ngựa hoang, Ngày xưa Hoàng Thị, Tôi muốn, Niệm khúc cuối… Đặc biệt, hai ca khúc mới do anh sáng tác là Nụ hôn đánh rơi (Hoàng Yến Chibi hát) và Rực rỡ tháng năm (Mỹ Tâm hát) khiến khán giả đồng cảm với tâm trạng nhân vật. Phim sẽ có các suất chiếu sớm đặc biệt và ra rạp chính thức từ ngày 9.3.
Bình luận (0)