Ngày 11.7, tại hội trường Thành ủy TP.HCM, Ủy ban quốc gia về thanh niên VN phối hợp với Bộ Nội vụ, UBND TP.HCM tổ chức chương trình đối thoại thanh niên với chủ đề “Chính sách hoạt động tình nguyện – Tiếng nói người trong cuộc”.
Chương trình đối thoại tập trung 3 nội dung chính, gồm: Các vấn đề liên quan đến nội dung, chính sách hoạt động tình nguyện của thanh niên; Đề xuất các giải pháp để chính sách gắn với đời sống thanh niên; Hiến kế xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện của TP.HCM giai đoạn 2017-2022.
Mở đầu buổi đối thoại, ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên Bộ Nội vụ lưu ý một số điểm mới, đáng chú ý trong Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2016.
tin liên quan
Những chàng trai, cô gái 9X âm thầm lan tỏa vẻ đẹp HuếKhoảng 20 bạn trẻ Huế lập ra nhóm mang tên 'Ask me anything' để giúp đỡ du khách khi đến cố đô Huế, giải đáp thắc mắc của những người nước ngoài.
Theo Quyết định này, hoạt động tình nguyện của thanh niên gồm hai loại hình: Hoạt động tình nguyện thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc từ 24 tháng trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội do Đoàn Thanh niên hoặc các tổ chức khác của thanh niên tổ chức.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên VN Lê Quốc Phong chủ trì chương trình đối thoại thanh niên
Ông Minh lưu ý, một trong những điểm mới là ở Điều 6 - Chính sách đối với thanh niên sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án. Theo đó, thanh niên tình nguyện này sẽ được ưu tiên xét tuyển khi tuyển sinh vào các hệ đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học.
Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định rõ thanh niên tình nguyện tham gia các loại hình tình nguyện trên có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương, thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, thì UBND cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
tin liên quan
Ra quân chiến dịch Hành quân xanh năm 2016Ngày 26.6, Thành đoàn TP.HCM tổ chức lễ ra quân chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh năm 2016 và thực hiện hoạt động cao điểm 'Chiến sĩ tình nguyện Hành quân xanh chung tay xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp'.
Đặc biệt, điều 11 quy định một trong những trách nhiệm của cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện là cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện đối với thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ tình nguyện, làm căn cứ để ưu tiên xem xét, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức kinh tế tại VN…
Đa số các ý kiến cho rằng: Quyết định 57 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tình nguyện và tạo điều kiện để quản lý các hoạt động tình nguyện tốt hơn. Tuy nhiên, Quyết định này cũng thể hiện một số điểm bất cập, chưa phù hợp bản chất tình nguyện. Chẳng hạn, các đại biểu đề nghị nên bỏ quy định “Chi trả tiền bồi dưỡng cho thanh niên trong thời gian hoạt động tình nguyện (nếu có)”…
Chị Phùng Thị Diệu Hương (Trường ĐH Kinh tế- Luật TP.HCM) đóng góp ý kiến tại buổi đối thoại
Dành đến 25 phút chia sẻ những tâm huyết, trăn trở về hoạt động thanh niên tình nguyện, anh Giang Ngọc Phương cho rằng: làm từ thiện thì không mang tính “vụ lợi”, do đó không nên quy định tiền bồi dưỡng khi làm tình nguyện.
Cũng theo anh Phương, các hoạt động, chương trình tình nguyện cần phải phát huy chuyên môn tay nghề của thanh niên tình nguyện, chứ không phải nhận bất cứ công việc nào (nhất là những công việc không phù hợp chuyên môn) mà địa phương đề nghị.
Nhiều ý kiến cũng kiến nghị nên có quy định và giải pháp cụ thể để tập hợp các câu lạc bộ, đội, nhóm tự giác. Ngoài ra, Quyết định 57 cũng cần kèm theo những hướng dẫn chi tiết về sự phối hợp của các bộ ngành liên quan để đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.
Bình luận (0)