Thành phần đột phá giúp nuôi dưỡng IQ và EQ cho trẻ nhỏ

05/07/2017 08:00 GMT+7

Khoa học đã chứng minh mức độ thành công của mỗi người do trí thông minh tư duy (IQ) và trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định.

Dinh dưỡng trong những năm đầu đời sẽ giúp kích thích IQ và EQ phát triển, tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ sẵn sàng cho thành công trong tương lai.
MFGM - thành phần đột phá cho sự phát triển trí tuệ và cảm xúc trẻ nhỏ
Cách đây 15 năm, việc bổ sung các thành phần đột phá DHA và ARA đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành sữa công thức trên toàn thế giới. DHA với hàm lượng chuẩn (dựa theo hàm lượng có trong sữa mẹ) đã được chứng minh là giúp phát triển trí não của trẻ tốt hơn.
Tuy nhiên, để thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa sữa công thức và sữa mẹ, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát hiện một thành phần đột phá khác chỉ có trong sữa mẹ, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển về cả tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ), nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần giàu dinh dưỡng này được gọi là MFGM.
MFGM (Milk Fat Globule Membrane - màng cầu béo) là lớp màng ba lớp bao quanh giọt chất béo của sữa mẹ, được tạo ra trong tế bào biểu mô tuyến vú. MFGM có cấu trúc phức tạp với hơn 150 loại lipid và protein khác nhau có hoạt tính sinh học cao.
Hàng loạt nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy những lợi ích của MFGM trong sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh cũng như trong việc hỗ trợ kiểm soát hành vi ở trẻ. Khả năng kiểm soát hành vi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí tuệ cảm xúc và sự phát triển trí não toàn diện ở trẻ.
Trong một nghiên cứu khác, trẻ được nuôi bằng sữa công thức có bổ sung thành phần đột phá MFGM được chứng minh cải thiện đáng kể về điểm số kết quả kiểm soát hành vi so với trẻ không tiêu thụ sữa công thức không được bổ sung thành phần đột phá MFGM. (1)
Đặc biệt, DHA và MFGM kết hợp với nhau có khả năng giúp gia tăng sự kết nối giữa các tế bào não so với các tế bào não chỉ có chứa DHA riêng lẻ.
Nói cách khác, MFGM đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn cả về tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ), thể hiện qua 6 kỹ năng chính: tư duy phản biện, khả năng tập trung, khả năng giao tiếp (IQ), khả năng giải quyết vấn đề, sự hợp tác và sự đồng cảm (EQ).
Không dừng lại ở đó, những lợi ích MFGM còn được thể hiện qua việc hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch cho trẻ, cụ thể: giảm viêm tai giữa (2), giảm số ngày bị sốt (3) và giảm nguy cơ tiêu chảy (4).
Nay MFGM có trong sữa công thức, giúp thu hẹp khoảng cách sữa công thức và sữa mẹ
MFGM có nguồn gốc từ sữa mẹ và sữa bò đều có nhóm lipid phân cực, sterol, đạm và glycoprotein, các enzyme và các hoạt tính sinh học khác. MFGM hiện diện trong sữa bò bị mất đi phần nhiều trong quá trình sản xuất theo cách thông thường. Đó là lý khiến MFGM đang được bắt đầu được tập trung chú ý, nghiên cứu và giữ lại trong quá trình sản xuất sữa công thức.
MFGM nay đã được bổ sung thành công trong các sản phẩm sữa công thức
MFGM nay đã được bổ sung thành công trong các sản phẩm sữa công thức
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của dinh dưỡng ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng thích hợp ở giai đoạn này không chỉ quan trọng đến sự phát triển, tăng trưởng của trẻ mà còn là cơ sở cho một cuộc sống khỏe mạnh sau này. Do đó, MFGM có trong sữa công thức có thể giúp thu hẹp khoảng cách về thành phần dinh dưỡng và chức năng của sữa công thức so với sữa mẹ, mang lại lợi ích tối ưu cho trẻ để phát triển trí tuệ, cảm xúc và gia tăng khả năng miễn dịch ngay từ những năm đầu đời. Ngày nay, nhờ vào công nghệ sản xuất sữa hiện đại đã giúp giữ lại được thành phần MFGM thành công giúp trẻ tận hưởng được giá trị dinh dưỡng tốt nhất
Có thể thấy các nghiên cứu về việc bổ sung MFGM vào chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh đã đạt được những kết quả tích cực, giúp trẻ phát triển vượt trội về tư duy (IQ) và trí tuệ cảm xúc (EQ). Đây là nền tảng để mỗi người mẹ có thể hỗ trợ cho trẻ sẵn sàng cho thành công trong tương lai.
*Chú thích:
(1) Nghiên cứu của Timby 2014 và các cộng sự về việc bổ sung MFGM hỗ trợ chức năng nhận thức ở trẻ nhũ nhi.
(2) Nghiên cứu của Timby 2015 và các cộng sự.
(3) Nghiên cứu của Veereman-Wauters và cộng sự về MFGM.
(4) Nghiên cứu của Zavaleta và cộng sự về MFGM và nguy cơ tiêu chảy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.