(TNO) Sáng 15.4, đông đảo các chuyên gia giáo dục quốc tế và Việt Nam đã đến góp ý cho việc đổi mới giáo dục tại Hội thảo Quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỷ 21”.
>> Cần hơn 34 nghìn tỉ đồng để đổi mới giáo dục phổ thông
>> Trao đổi kinh nghiệm về đổi mới giáo dục
>> Lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục
Các chuyên gia đã đề xuất 4 bài toán lớn mà Việt Nam phải giải quyết khi đổi mới giáo dục, đó là: Chất lượng giáo viên; Chất lượng chương trình; Định hướng đào tạo và Chất lượng đầu ra. Đặc biệt các đại biểu đều cho rằng việc đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên - những người đóng vai trò quyết định vào thành công của việc triển khai chính sách, chương trình đổi mới giáo dục.
|
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc - thành viên Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 của Bộ GD-ĐT cho biết: Hiện nay năng lực nghề nghiệp của giáo viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển xã hội; tỷ lệ giảng viên có trình độ vừa thiếu về số lượng vừa yếu về năng lực. Vì vậy trước mắt cần phải giải quyết bài toán về chất lượng giáo viên.
Tiến sĩ Lộc đề xuất 4 vấn đề cần làm, trong đó chính sách đổi mới đào tạo giáo viên phải đồng bộ; Hệ thống đào tạo giáo viên cần được xây dựng theo hướng mở và liên tục; Chú trọng cân đối giữa số lượng và chất lượng, hình thành năng lực nghề nghiệp và nhân cách trong đào tạo giáo viên…
Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục quốc tế cũng nhấn mạnh đến giải pháp mà Việt Nam cần hướng tới là nâng cao chất lượng đầu ra, phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Khi đổi mới, cần chuyển đổi mô hình giáo dục từ tập trung trang bị kiến thức sang việc giáo dục để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vần đề của người học.
Vũ Thơ
Bình luận (0)