Thảo dược “trấn” bệnh hô hấp

06/11/2009 10:39 GMT+7

* Gừng Chứa 1-3% tinh dầu, chủ yếu là camphen, phelandren, zingiberen và zingirol, tinh dầu gừng có màu vàng nhạt, hơi sánh và mùi thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm.

Cách dùng: gừng tươi giã lấy nước uống, ngày 6-10 gam; rượu gừng 10%, ngày uống 2-5ml; xirô gừng (phối hợp chanh, củ sả mỗi thứ 10 gam, muối 5 gam và đường đủ cho 100ml, ngâm trong ba ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày hai lần, mỗi lần 1-2 muỗng canh).

* Tần dày lá

Rau tần có chứa tinh dầu carvacrola và một chất màu đỏ là colein đều có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng hầu họng, mũi. Theo y học cổ truyền, rau tần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đàm, giải cảm. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả... nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi; hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn, chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao.

* Tràm

Trong lá tươi có tinh dầu cineol, cymen, pinen, terpinen, geraniol và terpineol. Theo y học cổ truyền, lá tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20 gam trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đàm, ăn uống không tiêu. Dùng ngoài ở dạng nấu lá xông giúp giải cảm, làm ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Nếu dùng ở dạng tinh dầu 10-20 giọt pha trong nước ấm uống, nhỏ mũi ở nồng độ 10%, dung dịch rửa 0,2%.

DS Lê Kim Phụng /
Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.