Thay đổi để giữ quyền

23/07/2013 04:05 GMT+7

Ở các nền quân chủ lập hiến châu u đã bắt đầu thời kỳ chuyển giao quyền bính sang thế hệ sau. Cuối tháng 4, nữ hoàng Hà Lan Beatrix đã thoái vị nhường ngôi cho con trai.

Ở các nền quân chủ lập hiến châu u đã bắt đầu thời kỳ chuyển giao quyền bính sang thế hệ sau. Cuối tháng 4, nữ hoàng Hà Lan Beatrix đã thoái vị nhường ngôi cho con trai.

Mới rồi, vua Bỉ Albert II cũng đã hành động tương tự. Đối với 5 hoàng triều còn lại ở châu u là Anh, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Tây Ban Nha, chuyện này chắc chắn sẽ không còn đợi lâu hơn nữa.

Cho dù đa số dân chúng vẫn muốn duy trì nền quân chủ nhưng vai trò và ảnh hưởng của hoàng gia đang suy giảm. Bê bối và tai tiếng cũng như sự đóng góp ít ỏi vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước đã khiến các hoàng tộc châu u ngày càng thêm hữu danh vô thực và buộc phải tự thay đổi để giữ quyền.

Trước tiên, hoàng gia phải chấp nhận giảm đặc quyền đặc lợi. Trong thời kinh tế khó khăn thì họ không thể giữ mãi mức độ bổng lộc và ưu đãi thuế đặc biệt lâu nay. Sau đó là việc phải tỏ ra thật sự “gần dân hơn”. Điều này thể hiện trong cách sống và ứng xử hằng ngày, trong tiếp xúc và gặp gỡ thần dân, nhưng đặc biệt ở chỗ không còn chọn dâu rể chỉ thuộc diện môn đăng hộ đối mà phải chấp nhận cả thường dân.

Một trong những biểu hiện thay đổi khác là nhường ngôi. Ngoài Hà Lan và Bỉ, nữ hoàng Anh Elizabeth II đã 87 tuổi, nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II đã 73 tuổi, vua Harald của Na Uy 76 tuổi, vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf ở tuổi 68 và vua Tây Ban Nha Juan Carlos cũng đã 75 tuổi. Việc truyền ngôi càng sớm càng có lợi cho các hoàng gia này.

Thảo Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.