|
Cuộc nghiên cứu do các chuyên gia Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại London dẫn đầu cho thấy số lượng sinh vật khổng lồ này đã giảm mạnh khi thời kỳ băng hà ấm lên, dần dần đẩy chúng thành những nhóm cộng đồng nhỏ.
Các chuyên gia cho rằng voi ma mút đã chứng tỏ chúng hết sức nhạy cảm trước ảnh hưởng của tình trạng thay đổi khí hậu tác động đến môi trường sống.
“Thay đổi khí hậu đã trở thành gọng kìm đẩy voi ma mút vào tình trạng cô lập ở những nhóm nhỏ, và có thể trong tình huống đó hoạt động săn bắn đóng vai trò làm mũi tên kết liễu”, theo tờ The Daily Telegraph dẫn lời nhà nghiên cứu Adrian Lister.
Vào một thời điểm, có hàng triệu voi ma mút rong ruổi từ Tây Âu đến phần phía bắc của Bắc Mỹ.
Kết quả phân tích ADN của 88 mẫu xương, răng và ngà ma mút cho thấy giai đoạn ấm lên của khí hậu đã làm phân tán cộng đồng ma mút, vào khoảng 120.000 năm trước.
Hạo Nhiên
>> Có thể nhân bản voi ma mút
>> Phát hiện thịt voi ma mút tươi
>> Khai quật voi ma mút còn máu tươi tại Siberia
>> Tranh cãi quanh chuyện hồi sinh voi ma mút
>> Thay đổi khí hậu góp phần đánh sập La Mã
Bình luận (0)