Một cơn đau thắt ngực điển hình thường có 3 dấu hiệu chính: xuất hiện khi người bệnh gắng sức, giảm trong vòng 5 phút sau khi nghỉ, và đau bóp nghẹt hoặc đè nặng sau xương ức, có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai hoặc cánh tay.
Việc thay đổi lối sống, sinh hoạt và giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…) là rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh động mạch vành. Người bệnh cần xây dựng khẩu phần hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm chất béo và hạn chế muối. Tuân thủ chế độ tập luyện phù hợp, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia.
Việc vận động hằng ngày (khoảng 30 phút/ngày và khoảng 5 ngày/tuần) là rất cần thiết. Tuy nhiên, cường độ luyện tập cao sẽ không tốt cho tim và các hoạt động phải đảm bảo 3 giai đoạn: khởi động từ từ với cường độ tăng dần, duy trì nhịp tim ở mức tối ưu và giảm dần cường độ. Việc này sẽ giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và tăng sức bền cho hệ tim mạch. Các hoạt động được khuyến khích cho người bệnh động mạch vành gồm: đi bộ nhanh vừa phải (tốc độ khoảng 5 - 6 km/giờ), chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, làm vườn…
Để hiểu thêm về phương pháp điều trị và phòng ngừa các biến cố của bệnh động mạch vành, bạn đọc có thể theo dõi chương trình tư vấn của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tại địa chỉ: https://bit.ly/phongchongbenhdongmachvanh.
Bình luận (0)