Những khó khăn trong việc ứng dụng Edtech tại Việt Nam
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF cho biết dù đã cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin vào môi trường giáo dục, đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu và xa tại Việt Nam là rất thấp. Các con số thống kê cho thấy trước Covid-19 có tới 93% giáo viên ở các khu vực này chưa hề sử dụng những công nghệ hiện đại trong việc giảng dạy.
Nguyên nhân của những khảo sát đáng chú ý này có rất nhiều, nhưng có thể kể đến chi phí quá cao của thiết bị, đến từ những khó khăn của kết nối mạng hay sự thiếu vắng các công cụ hỗ trợ cần thiết. Một giáo viên đã nói với UNICEF rằng họ gặp rất nhiều áp lực khi phải tốn tới 2 ngày chỉ để chuẩn bị cho buổi dạy kéo dài 45 phút.
Tình trạng này càng đáng báo động hơn trong giai đoạn cách ly xã hội vì Covid-19, khi sự khác biệt giữa trẻ em ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa ngày càng mở rộng hơn. Nếu như trước Covid-19, chỉ có 16% học sinh 15 tuổi ở nước ta dưới mức 2 trong khung đánh giá PISA thì nó đã tăng lên 30% sau Covid-19. Điều này cho thấy tuy đã rất thành công trong việc thích ứng và chuyển sang giáo dục trực tuyến, chúng ta vẫn còn rất nhiều điểm cần làm để cải tiến và nâng cao tính hiệu quả của phương thức giáo dục này.
Trên thực tế, sử dụng các thiết bị công nghệ cao trong dạy học là chủ đề chiếm tới 55% các cuộc thảo luận của các thầy, cô giáo tại Việt Nam, cao một cách bất thường so với 18% của các quốc gia đã phát triển thuộc khối OECD. Đồng thời 82% trường học báo cáo rằng việc thiếu vắng các thiết bị kỹ thuật số trong việc giảng dạy gây ra rất nhiều khó khăn trong cải tiến chất lượng dạy và học.
Sự đồng bộ cần thiết của một nền tảng giáo dục tiên tiến
Bù lại cho những sự thiếu hụt về nền tảng và trang thiết bị, Việt Nam đã được đánh giá rất cao trong suốt quá trình thích ứng với Covid-19. Chuyển đổi số trong giáo dục với cốt lõi là giáo dục trực tuyến đã đạt được những cột mốc rất quan trọng. Có tới 79% học sinh, sinh viên Việt Nam học trực tuyến trong những giai đoạn vừa qua, cao hơn so với 67,5% ở khối các nước đã phát triển OECD.
Để tiến tới hoàn thiện hơn nữa các giải pháp học trực tuyến, Samsung và Google đã thử nghiệm chương trình Google Workspace for Education, với những sản phẩm Galaxy Chromebook đóng vai trò chủ đạo. Sự kết hợp hoàn hảo này nhằm tăng tốc quá trình đánh giá, quản trị, rút ngắn thời gian chuẩn bị của người thầy, tăng cường tính minh bạch của hệ thống trong khi giúp bảo vệ các em học sinh khỏi những nguy hại của các hành vi bắt nạt trực tuyến, điều mà UNICEF nhấn mạnh rất nhiều lần trong báo cáo của họ.
Không chỉ hợp tác với hệ thống các trường quốc tế, Samsung và Google còn phối hợp với những trường công lập như Trường Thực Nghiệm để tối ưu và giúp nâng cao chất lượng dạy học của thầy cô và các bạn học sinh. Quá trình thử nghiệm này thành công tới nỗi 88% thầy cô tiết kiệm trung bình từ 1-5 tiếng mỗi ngày so với các giải pháp truyền thống, từ đó hướng tới việc mở rộng Google Workspace Education sang tất cả các cấp lớp và tất cả các giáo viên trong thời gian tới.
Với những thành công đầu tiên đó, Samsung Galaxy Chromebook đã đặt nền móng cho Edtech tại Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Long, Giám đốc CNTT và Di động B2B tại Samsung Việt Nam cho biết: “Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung là sẽ luôn xây dựng một hệ sinh thái thông minh cho các nền tảng giáo dục số, nhằm mang lại những trải nghiệm vượt trội và thuận tiện nhất. Samsung sẽ tiếp tục phối hợp với Google để triển khai những chương trình Edtech trên toàn quốc trong thời gian tới”.
Bình luận (0)