Thấy gì từ quyết định mới của Mỹ ở Solomon?

Ngọc Mai
Ngọc Mai
03/02/2023 07:41 GMT+7

Mỹ đã mở lại đại sứ quán tại Quần đảo Solomon sau 30 năm, giữa lúc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng việc tái thành lập cơ sở ngoại giao là sự làm mới cam kết của Mỹ đối với người dân Quần đảo Solomon và các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Bình luận với Thanh Niên, tiến sĩ Bryce Wakefield (Giám đốc điều hành quốc gia của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Úc) cho rằng việc Mỹ mở lại đại sứ quán ở Quần đảo Solomon rõ ràng là một động thái nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực sau khi Tổng thống Solomon Manasseh Sogavare ký một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc vào năm ngoái và sau quyết định của Kiribati và Solomon về việc chuyển sự công nhận từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 2019. Tuy nhiên, ông Wakefield cũng đề cập về mối lo ngại là Mỹ có thể chơi quá tay.

Thấy gì từ quyết định mới của Mỹ ở Solomon? - Ảnh 1.

Mỹ mở lại đại sứ quán ở Quần đảo Solomon ngày 2.2

AFP

"Trung Quốc từ lâu đã là một đối tác đầu tư trong khu vực, trong khi Mỹ thường coi Thái Bình Dương là một khu vực được quản lý bởi đồng minh Úc và đối tác thân thiết New Zealand. Quần đảo Thái Bình Dương có cơ quan quan trọng, và một số mức độ ảnh hưởng khi họ hợp tác, kiểu thể chế đa phương như Liên Hiệp Quốc. Điều đó nói lên rằng, sự chú ý mà Mỹ đang dành cho Thái Bình Dương có thể nhấn mạnh quan điểm họ chỉ quan tâm đến khu vực khi các vấn đề địa chiến lược đang diễn ra", ông nói. 

Chuyên gia này đánh giá các quốc đảo Thái Bình Dương có ý thức khá nhạy bén về chính trị quốc tế. Các đảo quốc khác trong khu vực, trong khi bị thu hút bởi đầu tư của Trung Quốc, đã thận trọng hơn nhiều về các thỏa thuận toàn diện bao gồm an ninh. Ví dụ, ở Fiji, chính phủ mới đang quay lưng lại với Trung Quốc và loại trừ các thỏa thuận an ninh.

Mỹ, Philippines đạt thỏa thuận sử dụng 4 căn cứ quân sự, Trung Quốc phản ứng

Với việc các đảo quốc Thái Bình Dương từ chối các thỏa thuận an ninh của Trung Quốc, có thể lo ngại là sự chú ý của Mỹ với khu vực sẽ giảm dần, đặc biệt nếu ngoại giao Trung Quốc không còn đặt trọng tâm ở đây trong vài năm tới và có sự thay đổi chính phủ ở Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2024. Theo ông, điều này sẽ chỉ cũng cố cái mà nhiều người gọi là chủ nghĩa cơ hội trong ngoại giao của Mỹ. Và khi đó các đảo quốc Thái Bình Dương sẽ chỉ đơn giản coi Mỹ là nhân tố để khai thác trong từng giai đoạn mà Washington để tâm đến khu vực chứ không phải là đối tác thực sự với các giá trị chung. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.