Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp

Phan Diệp
Phan Diệp
24/01/2024 10:14 GMT+7

Là giáo viên dạy môn mỹ thuật ở trường cấp 2, có đam mê viết thư pháp chữ Việt, Phạm Triết (31 tuổi, TP.HCM) tranh thủ sau giờ lên lớp 'chạy sô' để mang không khí xuân và lưu giữ nét đẹp truyền thống tết Việt.

Là một tờ giấy đỏ viết những câu đối, câu chúc, bức liễn thể hiện mong ước của mọi người trong dịp năm mới.

Từ đầu tháng chạp, Phạm Triết (ngụ Q.Bình Tân) đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng của khách quen thuê viết liễn, bao lì xì bằng thư pháp chữ Việt. Chàng trai cũng nhận lời đến những chương trình tiệc tất niên của doanh nghiệp, lễ hội xuân... viết liễn cho bất kỳ những ai có nhu cầu.

"Mình sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, ngày tết ra đường thấy vắng vẻ vì mọi người về quê nhiều. Đi khắp nơi viết liễn là cách để mình cảm nhận và được sống trong không khí tết một cách rõ ràng nhất", ông đồ trẻ có 8 năm kinh nghiệm viết liễn chia sẻ.

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 1.

Phạm Triết viết liễn xuân tại "Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn Chợ Lớn" của anh Dương Rạch Sanh (Q.5) một ngày đầu tháng chạp. "Trước đây, liễn thường được viết bằng chữ Hán, về sau, nhiều người, trong đó có mình thể hiện những bức liễn bằng chữ quốc ngữ nên gần gũi hơn với người Việt", Triết nói.

Phan Diệp

Clip: Nét thư pháp mềm mại trên những bức liễn của Phạm Triết.


Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 2.

Bắt đầu từ tháng chạp cho đến cuối tháng giêng, Triết tranh thủ ngoài giờ lên lớp "chạy sô" viết liễn tết kiếm thêm thu nhập, trau dồi kỹ năng, thỏa đam mê với bộ môn thư pháp.

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 3.

Dụng cụ để viết nên những bức liễn gồm giấy, bút lông, mực và con dấu...

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 4.

Trước đây, những bức liễn được viết bằng mực đen truyền thống trên nền tờ giấy đỏ. Mấy năm nay, khách hàng chuộng loại giấy có hoa văn, bo viền và loại mực nhũ vàng vì trông bắt mắt, màu sắc hợp với không khí tết, thể hiện sự may mắn. Trong hình, Triết đang viết câu "Hòa khí sinh tài".

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 5.

Chàng trai cho biết, dịp năm mới, ai cũng chọn viết những câu lên bức liễn với mong muốn cầu bình an, tài lộc, sức khoẻ. Tùy vào chất liệu giấy, kích thước, giá thành mỗi bức liễn dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 6.

Ngoài viết liễn, Triết còn viết thư pháp lên bao lì xì. Anh Dương Rạch Sanh (45 tuổi, ở Q.5) chia sẻ, ở khu vực Chợ Lớn, dịp tết người Hoa thường treo liễn viết bằng chữ Hán. Năm nay, anh Sanh đã nhờ Triết viết liễn, bao lì xì bằng thư pháp chữ Việt treo trong phòng trưng bày kỷ vật của mình. "Không phải ai cũng đọc được chữ Hán. Chữ Việt tạo nên sự gần gũi hơn", anh Sanh nói.

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 7.

Phạm Triết mê thư pháp từ lúc nhỏ, bắt nguồn từ dịp tết theo người thân đến chùa, Lăng Ông Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) gặp những ông đồ ngồi gốc cây viết chữ.

Phan Diệp


Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 8.

Dù mỗi lần tham gia những sự kiện, chương trình viết liễn với số lượng người tham dự đông, phải nói chuyện với nhiều người nhưng khi cầm bút, chàng trai tập trung cao độ, cẩn trọng trong từng nét chữ.

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 9.

Những vị khách thích thú trước những bức liễn được viết bằng thư pháp tiếng Việt của Phạm Triết. Trung bình mỗi năm vào dịp tết anh tiếp đón hàng nghìn lượt khách và cũng từng ấy bức liễn được trao tay mọi người.

Phan Diệp

Thầy giáo 'chạy sô' viết liễn, thỏa ước mơ từ ngày gặp ông đồ viết thư pháp- Ảnh 10.

Là một người trẻ, Triết cảm nhận được nét đẹp thư pháp truyền thống nên muốn gắn bó và phát huy công việc này. "Mình ước trở thành ông đồ từ nhỏ, đến hiện tại cũng xem là đã thực hiện được ước mơ, dù mỗi năm chỉ làm khoảng 1 tháng mùa tết", Triết cười, chia sẻ.

Phan Diệp


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.