Mỗi chiều thứ bảy, tại Nhà văn hóa - thể thao xã Quế Xuân 1, trên bục giảng, thầy giáo Lê Văn Phúc nắn nót viết và giải thích nghĩa từng chữ một. Phía dưới, hơn 20 "học trò" đủ mọi lứa tuổi, phần đông từ 40 - 65 tuổi, chăm chú nghe giảng.
Tốt nghiệp ngành lịch sử năm 1975, ông Phúc có gần 40 năm gắn bó với nghề giáo và luôn đau đáu làm sao để có thể giữ gìn và phát huy được vai trò của chữ Hán - Nôm. Là giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử, ông càng hiểu rõ tầm quan trọng của chữ này. Đến cuối năm 2015, trong một lần tham gia buổi sinh hoạt giao lưu chữ Hán - Nôm của một người bạn ở TP.Đà Nẵng, ông nhận thấy có quá ít người biết đọc, biết viết chữ Hán và nguy cơ mai một loại hình chữ viết này rất rõ. Chính vì thế, ông lập tức lên kế hoạch mở lớp dạy miễn phí cho những người cùng đam mê.
tin liên quan
Cô giáo 12 năm dạy chữ cho trẻ em nghèoTình cờ gặp một trẻ em cơ nhỡ không biết chữ, cô Nương quyết định dạy cho em. Đến nay đã hơn 12 năm trôi qua, cô vẫn cần mẫn ngày ngày giúp nhiều trẻ em biết đọc, biết viết.
Ban đầu, ông phối hợp với một số đơn vị tổ chức gặp gỡ những người yêu thích chữ Hán - Nôm ở Quảng Nam để kết nối. Tháng 3.2017, lớp học Hán - Nôm chính thức khai giảng với 22 học viên lớn tuổi đăng ký. “Lịch sử VN từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước đều sử dụng chữ viết này. Hiện chữ Hán - Nôm đang được lưu giữ rất nhiều nơi qua thư tịch cổ, mộc bản, văn bia, gia phả… Nhưng để đọc và hiểu được nội dung ghi trên đó, thì rất ít người làm được”, ông Phúc trăn trở.
Để bài giảng thêm chất lượng, ông Phúc đã mời thêm 3 người am hiểu Hán - Nôm ở TP.Hội An (Quảng Nam) và TP.Đà Nẵng về đứng lớp. Điều mong muốn duy nhất của ông Phúc là làm sao để thế hệ mai sau không lãng quên những nét văn hóa mà ông cha để lại trên từng bia đá rêu phong hoặc những thư tịch cổ.
tin liên quan
Thầy giáo trường làng dạy học trò vẽ tranh gạoThầy giáo Đào Thế Am, giáo viên dạy mỹ thuật của Trường tiểu học-THCS Tiền Phong (TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) đã dày công dạy học trò sắp xếp những hạt gạo thành bức tranh độc đáo.
Bình luận