Vị thủ tướng này định bám giữ quyền lực đến cùng nhưng rồi cũng phải tự nguyện ra đi sau khi nhận ra rằng nếu không thế thì sẽ không còn cơ hội để yên ổn về vườn.
Ông al-Maliki được Mỹ dựng nên ở Iraq sau khi chính thể cũ bị lật đổ nhưng dần trở thành con ngựa bất kham, tìm cách thoát ra khỏi vòng kiểm soát và cương tỏa của Mỹ, lợi dụng tối đa tình thế khó khăn và khó xử của Mỹ khi bị sa lầy về chính trị, quân sự và an ninh ở Iraq. Mỹ rất hậm hực khi rút quân khỏi Iraq năm 2011 mà không đạt được thỏa thuận về hợp tác an ninh. Ông al-Maliki là nguyên nhân khiến đàm phán về thỏa thuận này thất bại. Mỹ phải tái phát động chiến tranh ở Iraq có lý do ở chỗ không dàn xếp được việc đảm bảo an ninh thời hậu chiến.
Đồng thời, Mỹ coi tình hình hiện tại ở Iraq là hậu quả từ chính sách của ông al-Maliki. Ông al-Maliki không những không chủ trương hòa hợp và hòa giải dân tộc mà còn o ép người Sunni và người Kurd, không gây dựng được đoàn kết nội bộ và thống nhất lãnh thổ mà còn làm cho sự chia rẽ và cát cứ càng thêm sâu sắc. Vì thế mà IS có cơ hội và điều kiện để trỗi dậy và thắng thế ở Iraq trong khi ông al-Maliki mất dần sự hậu thuẫn trong đảng cầm quyền và uy tín ở Iraq. Chính vì vậy, khi Mỹ trở lại Iraq thì đương nhiên ông al-Maliki phải ra đi.
La Phù
>> Iraq thay thủ tướng
>> Nội bộ chính phủ Iraq bất ổn, lực lượng an ninh tràn ngập thủ đô
Bình luận (0)