Điều đáng chú ý là phía chính phủ tỏ ra hài lòng với động thái trên. Như thế có nghĩa là chính phủ tạm quyền ở Thái Lan không coi giới quân sự nước này bất lợi hay thù địch với họ như giới tư pháp.
Giới quân sự vẫn luôn là một nhân tố quyết định quyền lực ở Thái Lan, với nhiều lần đảo chính rồi trực tiếp cầm quyền hoặc buông màn nhiếp chính. Ở lần đấu tranh quyền lực hiện tại, giới quân sự không bộc lộ thái độ ủng hộ bên nào. Phe chống chính phủ nhiều lần kích động giới quân sự hành động trong khi phía chính phủ tìm mọi cách để tranh thủ và không tạo cớ để quân đội can thiệp vào chính trường hoặc đảo chính.
Lần này, không phải chính phủ mà là giới quân sự ban bố thiết quân luật. Lý do ở chỗ chính phủ hiện tại chỉ còn tạm quyền và phải tránh khiêu khích, kích động phe chống đối. Việc giới quân sự làm việc này đạt được hiệu quả thực tế cao hơn cho dù phần nào làm suy giảm vị thế của chính phủ tạm quyền. Thiết quân luật chẳng khác gì cấm biểu tình tuần hành và gây hỗn loạn xã hội. Điều này có lợi cho phía chính phủ tạm quyền và bất lợi cho phe chống đối, qua đó cũng có phần bất lợi gián tiếp cho giới tư pháp. Giới quân sự đã nhảy vào cuộc đấu tranh quyền lực ở Thái Lan, để ngỏ mọi khả năng hành động tiếp theo, nhưng hiện tại đã tạo ra thế cân bằng mới trên chính trường và trong xã hội nước này.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)