(TNO) Trung Quốc là một cường quốc mới nổi, nhưng khó trở thành bá chủ châu Á vì bản chất "ích kỷ", hẹp hòi và chỉ biết hăm dọa, ức hiếp các nước láng giềng, theo nhận định của tạp chí The Diplomat.
|
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã được biết đến khá rõ ràng: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng hàng thứ hai trên thế giới và có khả năng vượt qua GDP của Mỹ trong thập niên tới, theo tạp chí The Diplomat có trụ sở tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ngày 7.8.
Trung Quốc đồng thời cũng là quốc gia chi tiêu quốc phòng đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời đang có tham vọng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm thực hiện giấc mơ trở thành một thế lực trên biển.
Trung Quốc còn có tên lửa có khả năng bắn tới Mỹ, có dân số đông nhất thế giới.
Theo The Diplomat, Trung Quốc muốn trở thành bá chủ ở châu Á là điều không thể tránh khỏi, vì một số lý do.
Một là, một số quốc gia Đông Nam Á, mặc dù có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, vẫn muốn hợp tác thương mại với Trung Quốc, nên bị kéo theo sự trỗi dậy của Trung Quốc và không muốn trở thành đối trọng chống lại Bắc Kinh. Ấn Độ lại càng không muốn đối đầu với Trung Quốc vì nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế.
Hai là, ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc có khả năng liên minh cùng Trung Quốc để chống lại Nhật Bản, do Seoul và Tokyo hục hặc về vấn tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề lịch sử, mặc dù Nhật - Hàn đều là đồng minh của Mỹ. Điều này dẫn đến việc có thể chỉ có Nhật Bản và Mỹ "hăng hái" đối phó với giấc mộng bá quyền của Trung Quốc ở châu Á.
Tuy nhiên, tờ The Diplomat cho rằng Trung Quốc quá "ích kỷ", hẹp hòi, chỉ biết hăm dọa, ức hiếp các nước láng giềng, nên không thể được công nhận là "bá chủ" ở châu Á.
Ông Jerry Nockles, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ, từng cho rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ to lớn" nếu nước này chỉ biết quan tâm đến mỗi lợi ích của mình.
Giáo sư David Shambaugh, thuộc đại học The George Washington (Mỹ), nhận định: “Trung Quốc bản chất là một quốc gia hẹp hòi, chỉ biết tư lợi nhằm tăng cường tối đa lợi ích quốc gia và quyền lực”.
Trung Quốc chẳng hề quan tâm đến chuẩn mực hành vi toàn cầu và chính sách kinh tế, ngoại giao của nước này rất thụ động, cũng theo ông Shambaugh.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí The Economist (Anh) ngày 4.8, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho rằng Trung Quốc “không nặng về cảm xúc và không quan tâm đến các khái niệm chung”, ám chỉ hành động bành trướng xem thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Do đó, theo ông Shambaugh, Trung Quốc cũng sẽ chỉ là một cường quốc “đơn độc”, không đồng minh và không quốc gia nào dám tin tưởng, luôn ở trong trạng thái căng thẳng trong quan hệ với các nước trên thế giới.
Thậm chí, đồng minh của Trung Quốc là Triều Tiên và Myanmar cũng dần tránh xa Trung Quốc vì họ cũng đã nhận thấy “liên minh” với Trung Quốc đồng nghĩa “lệ thuộc” vào Bắc Kinh, theo The Diplomat.
Theo AFP, Trung Quốc trong những tháng gần đây liên tục có những động thái làm gia tăng căng thẳng nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng cần phải cứng rắn với Trung Quốc vì “họ sẽ cứ lấn tới hết mức có thể cho đến khi bị kháng cự” và “những lời kêu gọi đơn thuần cho việc tuân theo các quy tắc quốc tế là không đủ”. Vào cuối tuần này, Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ được tổ chức tại Myanmar và vấn đề biển Đông sẽ được đem ra bàn thảo. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định rằng cuộc họp ASEAN trong tuần này sẽ là “một cuộc chiến cam go” cho các nhà ngoại giao Trung Quốc vì họ phải đối mặt với áp lực từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Mỹ liên quan đến vấn đề biển Đông. |
Phúc Duy
>> Mỹ lập khối đồng minh mới đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông
>> Báo Ấn Độ: Phớt lờ Trung Quốc, ́n Độ điều chiến hạm tối tân tới Việt Nam
>> Nhật Bản: Hành động của Trung Quốc có thể gây ra chiến tranh khu vực
>> Mỹ tăng cường năng lực tấn công hạt nhân chống Trung Quốc
Bình luận (0)