Tiêm vắc xin AstraZeneca ở Tây Ban Nha |
afp |
Vắc xin AstraZeneca được điều chế tại 15 quốc gia và phân phối cho hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, AstraZeneca cũng là vắc xin góp phần lớn nhất trong cơ chế chia sẻ vắc xin COVAX được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ, theo Reuters hôm 16.11.
Tháng 6.2020, AstraZeneca ký thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, để giúp nâng gấp đôi năng lực sản xuất, cho phép đạt mốc 2 tỉ liều như hiện nay.
Tuần trước, lãnh đạo AstraZeneca thông báo, trong bối cảnh thế giới đang học cách sống chung dịch Covid-19, hãng cũng chuyển sang giai đoạn mới, theo đó bắt đầu thu hoạch lợi nhuận từ dòng vắc xin. Từ đầu dịch, hãng cam kết vắc xin với giá gốc để hỗ trợ thế giới vượt qua đại dịch.
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca sẽ tăng giá sau một năm bán 'giá vốn' hỗ trợ chống đại dịch |
Tuy nhiên, ông Pascal Soriot, Tổng giám đốc điều hành AstraZeneca, trấn an rằng các quốc gia thu nhập thấp vẫn được hưởng cơ chế phi lợi nhuận khi mua vắc xin Covid-19.
Trong khi đó, ông Albert Bourla, Tổng giám đốc điều hành Pfizer, cho biết tính đến đầu tháng 11, hãng đã sản xuất 2,6 tỉ liều và hoàn thành việc chuyển giao 2 tỉ liều cho 152 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo kế hoạch, Pfizer sẽ đạt mốc 3 tỉ liều vào cuối năm nay và 4 tỉ liều trong năm 2022.
Còn Moderna vừa hạ thấp số lượng vắc xin dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021, từ 1 tỉ xuống còn 800 triệu liều vào cuối năm nay. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Moderna đã chuyển giao 510 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Tính đến ngày 13.11, Trung Quốc cũng hoàn tất việc chuyển giao 7,48 tỉ liều vắc xin Covid-19 do hai hãng Sinovac và Sinopharm sản xuất cho toàn cầu.
Bình luận (0)