• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Thế giới phong phú với truyền thống cưới xin

11/09/2020 15:46 GMT+7

Không phải đám cưới nào cũng như nhau, và ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, con người duy trì truyền thống đám cưới một cách khác biệt và thật sự độc nhất vô nhị.

Mỗi ngày trên thế giới này lại có vô vàn cặp đôi trao nhau lời thề nguyện hôn nhân. Một thực tế luôn tồn tại vĩnh cửu trong xã hội loài người: tình yêu ở khắp mọi nơi, và ai nấy trong số chúng ta đều mơ đến ngày có thể gặp được người cùng đồng hành đến cuối cuộc đời. Tuy nhiên, một trong những điều tuyệt vời nhất của nhân loại là bằng cách nào đó, một hành động hoặc truyền thống lại có thể diễn dịch vô cùng khác biệt. Trong khi tình yêu ở đâu cũng đều như nhau, hôn lễ tùy theo vùng miền lại có thể hoàn toàn khác, và mỗi nền văn hóa lại duy trì truyền thống từ xa xưa và những nghi thức tổ chức lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ. 
 Tác phẩm mỹ thuật trên tay cô dâu - Ảnh: Shutterstock

Nghệ thuật mehndi ở Ấn Độ
Bên cạnh đồ trang sức, các cô dâu Ấn Độ lại kiên trì ngồi nhiều giờ để những nghệ nhân mehndi dùng mực làm từ lá móng tỉ mỉ vẽ từng nét lên da tay. Trong khi mất nhiều thời gian, họ đều hài lòng với kết quả cuối cùng là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp có thể duy trì đến 2 tuần. Thú vị hơn, các dược liệu bên trong thuốc màu còn có công dụng trấn an tinh thần cô dâu trong ngày trọng đại của cuộc đời.
 Bánh kransekake - Ảnh: thetravel.com

Rượu trong bánh ở Na Uy
Nếu bạn tham dự lễ cưới ở Na Uy, ắt hẳn bạn sẽ vô cùng hài lòng với món bánh cưới vì 2 lý do. Đầu tiên, bánh cưới truyền thống của quốc gia Bắc Âu, tục gọi là kransekake, được làm từ các vòng bánh hạnh nhân chồng lên nhau theo hình nón một cách ngon miệng. Kế đến, khoảng trống chính giữa tháp bánh đủ chỗ cho một chai rượu vang hoặc rượu sâm banh. Một truyền thống thú vị khác là cô dâu lẫn chú rể sẽ nhấc vòng trên cùng của bánh cưới. Tương truyền họ nhấc được bao nhiêu vòng bánh dính theo là điềm báo cho số con cái trong tương lai của hai người.
 Cô dâu và chú rể ở Cuba - Ảnh: Shutterstock

Trả tiền để nhảy với cô dâu
Dù nhiều nền văn hóa có phong tục cô dâu nhảy với khách khứa, ở Cuba, họ phải trả tiền nếu muốn nhảy với cô dâu, nhiều ít tùy theo lòng hảo tâm của mỗi người. Những người bạn nhảy sẽ ghim tiền vào váy cô dâu. Truyền thống này cho phép những đôi vợ chồng trẻ có tiền tổ chức đám cưới và trải qua tuần trăng mặt. Quả là cách hay để kiếm tiền tổ chức đám cưới.
Thử thách đầu tiên của cô dâu chú rể - Ảnh: Shutterstock

Cưa gỗ trong ngày cưới
Trong trang phục cưới, cô dâu chú rể ở Đức đôi khi cùng nhau cưa đôi một súc gỗ, trước sự chứng kiến của khách khứa. Truyền thống này có tên Baumstamm Sägen. Hành động cùng nhau cưa gỗ là biểu tượng cho sự chung tay gánh vác của cả hai người khi phải đối mặt với những thách thức trong hôn nhân.
 Tục thả bồ câu trong đám cưới ở Philippines - Ảnh: Shutterstock

Thả bồ câu ở Philippines
Theo sau nghi thức cưới xin, cô dâu chú rể ở Philippines sẽ cho hai con bồ câu hôn nhau trong lúc họ khóa môi, và kế đến cùng thả chúng lên bầu trời. Đây là hành động nhằm làm sâu sắc hơn tình yêu của hai người, và bày tỏ niềm khát khao về một cuộc sống đôi lứa an bình và hòa hợp đang chờ đợi ở phía trước.
Một nghi thức của bộ tộc Maasai - Ảnh: AFP/Getty

Nhổ nước bọt xua điềm rủi
Nếu bạn tham dự một lễ cưới ở Kenya, bữa tiệc sẽ kết thúc với hành động bất ngờ của cha cô dâu. Người cha sẽ nhổ nước bọt lên con gái thay cho lời chúc phúc. Hành động này nhằm xua tan điềm xúi quẩy cho cuộc hôn nhân, cầu chúc cho con gái và chàng rể sống hạnh phúc bên nhau. Đối với bộ tộc Maasai sống đời du mục ở Kenya, nhổ nước bọt lên người khác còn đồng nghĩa với biểu hiện tôn trọng người đối diện.
Cô dâu chú rể dưới “cơn mưa” tiền - Ảnh: Statuesque Events

“Tắm” tiền trong lễ cưới
Khách khứa tại các tiệc cưới ở Nigeria hết sức cao hứng vung tiền về phía hai nhân vật chính của buổi tiệc. Theo truyền thống của người địa phương, tập tục này bắt đầu với việc những người khách nhảy nhót trước khi tiến đến và vung tiền lên cô dâu, chú rể hoặc các nhạc công. Đây là hành động nhằm bày tỏ sự vui mừng trước đám cưới và đồng thời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Bên cạnh đó, rải tiền còn chứng tỏ vị trí xã hội của cô dâu chú rể. Thông qua số lượng khách rải tiền và tiền nhiều hay ít, mọi người sẽ biết được thân nhân, bạn bè và đồng nghiệp yêu quý họ đến mức nào.
Cô dâu kính trà mẹ chồng - Ảnh: Shutterstock

Kính trà ở Trung Quốc
Các đám cưới ở Trung Quốc thường bao gồm một truyền thống quan trọng nhằm biểu tượng cho sự kết nối gia đình thân gia với nhau. Trước đây, cô dâu mới kính trà cho gia đình mình trước khi rời nhà lên kiệu hoa, và cho gia đình chồng sau đêm động phòng. Tuy nhiên, ngày nay nghi thức kính trà nhằm tôn kính gia đình hai bên. Cô dâu chú rể có thể thực hiện trong tiệc cưới trước sự hiện diện của khách mời, hoặc sau tiệc cưới, hoặc sau đêm động phòng. Trong nghi thức này, mọi thân nhân cao tuổi trong nhà đều lần lượt được kính trà, từ ông bà, cha mẹ, cô chú. Sau khi hớp một ngụm trà, người thân sẽ cho lì xì cô dâu mới.
Chiếc bánh cưới có những dải ruy băng - Ảnh: allaboutevents.net
Manh mối tình yêu trong bánh cưới
Bánh cưới truyền thống ở Peru được sắp xếp để có nhiều dải ruy băng ló ra bên ngoài. Mỗi ruy băng nối với một vòng tay, chỉ duy nhất một dải buộc chiếc nhẫn cưới giả ở đầu còn lại. Các cô gái độc thân tham gia tiệc cưới sẽ được mời tham dự trò chơi hồi hộp này. Nếu người nào lấy được miếng bánh chứa ruy băng có chiếc nhẫn, điều đó có nghĩa là người này được dự đoán là cô dâu kế tiếp. Phong tục trên tương tự như nghi thức cô dâu tung bông cưới, nhưng thú vị hơn.
Răng cá nhà táng - ảnh: Shutterstock
Cầu hôn bằng răng cá nhà táng
Các chú rể tương lai trên khắp thế giới thường xin phép cha cô gái trước khi muốn cưới người yêu. Thế nhưng ở Fiji, những chàng trai muốn làm chú rể phải chịu cực nhọc hơn thế. Theo báo The New York Times, chú rể và gia đình thường tặng cho cha cô dâu một chiếc răng của cá nhà táng, gọi là tabua, vào thời điểm hỏi cưới. Dù phong tục này phổ biến hơn ở vùng nông thôn, nó được thực hiện trên khắp Fiji. 
Một đám cưới ở Romania - Ảnh: Pinterest
Đánh cắp cô dâu ở Romania
Ở Romania, nếu không thấy bóng dáng cô dâu ở đám cưới, đừng lo chuyện cô dâu chạy trốn. Trên thực tế, đám cưới ở nước này có truyền thống bạn bè và thân nhân “bắt cóc” cô dâu trước khi lễ cưới diễn ra. Để “chuộc” cô dâu về, chú rể phải đãi họ một chầu nước hoặc thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn như vắt óc nghĩ ra những cử chỉ lãng mạn mà cả nhóm hài lòng. 

Kháng cự “tiếng gọi” của thiên nhiên
Ở bộ tộc Tidong trên đảo Borneo của Indonesia, đôi vợ chồng mới cưới không được phép sử dụng phòng vệ sinh suốt 3 ngày sau khi cưới, không loại trừ bất cứ lý do gì. Bộ tộc này quan niệm rằng việc phá vỡ truyền thống có thể mang lại điềm gở cho hai vợ chồng, bao gồm nguy cơ tan vỡ hôn nhân và con cái chết non. Trong thời gian 3 ngày, họ chỉ được phép dùng một số lượng ít ỏi thức ăn và nước uống.
Thế thân của cô dâu - Ảnh: AFP/Getty

Tiền hay cô dâu giả
Tại Nga, chú rể có truyền thống đến thăm nhà cô dâu trước đám cưới, và phải nộp sính lễ cho nhà gái nếu muốn gặp được vợ sắp cưới. Nếu gia đình cô dâu cảm thấy sính lễ không phù hợp, họ vẫn cho phép “cô dâu” ra chào. Tuy nhiên, bên dưới tấm mạng lại là một người bạn nam giới phục sức và trang điểm như cô dâu. Trong trường hợp này, chú rể không còn cách nào khác là phải nộp sính lễ thêm dày hơn.
 
Top
Top