Môi trường làm việc hơn lương bổng
Đỗ Thị Hoa (29 tuổi), Giám đốc điều hành Yppuna, người khởi nghiệp với sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ có tên Hộp khí hậu, vừa lọt vào top 20 trong cuộc thi khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge 2016 (Hàn Quốc), từng tốt nghiệp ngành Truyền thông chiến lược và Quan hệ quốc tế, Trường Seattle University (Mỹ).
Nhớ lại những ngày đầu đi làm sau khi ra trường, Hoa cho biết làm tại một công ty quảng cáo ở TP.New York với mức lương 40.000 USD. Nhìn lại bạn bè ở Mỹ lẫn sinh viên quốc tế còn khá trầy trật, trong khi bản thân vừa ra trường lại có việc làm, hưởng mức lương như mong muốn trong thời điểm Mỹ vừa khủng hoảng kinh tế nên cảm thấy rất may mắn.
Tuy nhiên sau đó Hoa chuyển công ty. “Mình không lấy lương là mục đích duy nhất để làm việc. Cảm thấy môi trường làm việc không được như ý nên quyết định thay đổi. Và rồi giờ đây mình quyết định khởi nghiệp, được tạo ra sản phẩm mình tâm huyết, làm điều mà bản thân cảm thấy thích thú, thoải mái”, Hoa lý giải.
|
|
|
Mình không lấy lương là mục đích duy nhất để làm việc. Cảm thấy môi trường làm việc không được như ý nên quyết định thay đổi. Và rồi giờ đây mình quyết định khởi nghiệp, được tạo ra sản phẩm mình tâm huyết, làm điều mà bản thân cảm thấy thích thú, thoải mái
|
|
|
Đỗ Thị Hoa
|
|
|
Cô gái này cũng thực tập tại đài NBC, cũng như làm việc ở công ty McDonald’s. Đặc biệt từng được Google đề nghị vị trí làm quản lý quảng cáo thương hiệu tại khu vực châu Âu và Trung Đông,
Không riêng gì Hoa, khá nhiều người trẻ đã và đang có được những thành công nhất định trong cuộc sống cũng tiết lộ: cán cân để lựa chọn công việc thường nghiêng về môi trường làm việc hơn là chuyện lương bổng.
Như Nguyễn Ngọc Sơn, cựu sinh viên Học viên Ngoại giao VN. Người được biết đến với vai trò nhà văn, qua những tập truyện được giới trẻ yêu thích như: Muốn khóc thật to, Trót lỡ chạm môi nhau… Khi vừa tốt nghiệp, Sơn đã nhận được mức lương 2.000 USD và tăng dần sau đó.
Tuy nhiên nhận thấy môi trường làm việc chưa phù hợp, khó để bản thân có thể sáng tạo, cũng như khó dành tất cả tâm huyết cho công việc. Giờ đây, chàng trai 22 tuổi này là giám đốc truyền thông Thương hiệu Mỹ phẩm Magic Skin.
Sinh viên VN có cơ hội nhận được mức lương tương xứng ở công ty Gotlt! Xuân Phương
|
Tạo hứng thú trong công việc
Đỗ Đức Anh (29 tuổi), giáo viên Văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), được giới học trò gọi là “người thầy sáng tạo”, “người thầy dạy văn hay nhất”… bởi có những phương pháp dạy văn độc đáo, thu hút học sinh.
Nhớ lại những tháng ngày đầu tiên đi dạy, Đức Anh kể: “Lương lúc đó là 1,8 triệu đồng, thấp hơn số tiền đi dạy kèm thuở sinh viên. Nhận tháng lương đầu tiên thường thì ai nấy đều mừng rỡ, nhưng mình không vui mà nước mắt lưng tròng. Mình chạy vào nhà vệ sinh đóng cửa lại, ngồi khóc, sợ học sinh nhìn thấy”.
|
|
|
Cũng vì mức lương thấp này đã “làm niềm tin và nhiệt huyết với nghề của mình bị lung lay dữ dội, tựa như có một cơn địa trấn 9 độ richter vừa xảy ra đối với hoài bão của mình. Mình chông chênh và nó dấy lên trong lòng mình nhiều câu hỏi. Nào là liệu rằng mình đã chọn đúng nghề? Và làm cách nào để sống được với nghề…
|
|
|
Đỗ Đức Anh
|
|
|
Cũng vì mức lương thấp này đã “làm niềm tin và nhiệt huyết với nghề của mình bị lung lay dữ dội, tựa như có một cơn địa trấn 9 độ richter vừa xảy ra đối với hoài bão của mình. Mình chông chênh và nó dấy lên trong lòng mình nhiều câu hỏi. Nào là liệu rằng mình đã chọn đúng nghề? Và làm cách nào để sống được với nghề…”, Đức Anh tâm sự.
“Mình chợt nhận ra nếu chờ lương tăng thì rất khó. Thế nên để vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, bản thân mình phải tự tạo niềm vui trong công việc, mày mò sáng tạo để cho ra đời những tiết dạy sinh động, hấp dẫn, cố gắng trở thành giáo viên giỏi. Nhờ vậy học sinh và phụ huynh yêu mến hơn… Nói chung dù làm bất kỳ công việc gì, dẫu bắt đầu với mức lương không cao, nhưng có sự cố gắng nỗ lực thật giỏi thì chắc chắn nghề sẽ không phụ mình đâu”, Đức Anh chiêm nghiệm.
Nhà văn Hà Thanh Phúc (28 tuổi) thì kể sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM đã có nhiều cơ hội để làm việc ở các công ty lớn với mức lương mong muốn. Tuy nhiên chàng trai này lại có suy nghĩ nếu cứ làm việc công sở, dù có mức lương cao, nhưng chưa chắc tạo niềm vui, hạnh phúc cho bản thân.
“Với mình, làm những gì mình thích mới là quan trọng hơn chuyện tiền lương, dù sở thích ấy cực hơn, “nặng đầu” hơn”, Phúc nói.
Và rồi Phúc thử sức mình ở những lĩnh vực mà bản thân có hứng thú như: viết báo, làm quảng cáo, sự kiện, quản lý người nổi tiếng, viết sách, đặc biệt là kinh doanh.
Hiện tại Phúc là ông chủ của hai quán cà phê khá nổi tiếng với giới trẻ TP.HCM là: Cooku's Nest và Vừng ơi mở ra… và cũng là một trong những cây bút trẻ được mến mộ với các tác phẩm: Dựa vào vai em và khóc đi anh, Cảm ơn người đã rời xa tôi…
Để có mức lương tương xứng
Đề cập đến câu chuyện đã và đang gây sốt, khi một nữ sinh hỏi nhà tuyển dụng: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng?”, Tiến sĩ Trần Việt Hùng, người sáng lập GotIt!, ứng dụng giáo dục nhận được hơn 9 triệu USD (khoảng 200 tỉ đồng) từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư nổi tiếng, cho biết: “Ước mơ này không có gì sai. Chỉ cần nữ sinh ấy chứng minh được giá trị bản thân là có thể nhận được mức lương mong muốn”.
Tiến sĩ Hùng nói thêm: “Hiện tại công ty Gotlt! tuyển số lượng không hạn chế, và dành rất nhiều cơ hội cho sinh viên VN. Có bao nhiêu người thật sự giỏi sẽ tuyển tất cả. Nếu như sinh viên vừa ra tốt nghiệp, có mong muốn được làm việc tại Gotlt!, mong có những mức lương thưởng tương xứng có thể thử sức (tại:
https://jobs.lever.co/gotit?by=location - PV)”.
“Vậy mức lương khởi điểm ở Gotlt! là bao nhiêu?”, Tiến sĩ Hùng cho biết: “Lương bao nhiêu là do giá trị đóng góp cho công ty có xứng đáng hay không thôi. Ở Gotlt! mức lương theo năng lực và không giới hạn, ai chứng minh được giá trị xứng đáng bao nhiều sẽ được trả bấy nhiêu”.
Chia sẻ kinh nghiệm để có thể nhận được những mức lương tương xứng với khả năng, Nguyễn Ngọc Sơn nói: “Một công ty sẵn sàng trả nhiều tiền cho bạn khi và chỉ khi bạn giúp họ tăng doanh số, tăng doanh thu và phát triển bền vững cùng họ. Để có được điều này thì bản thân phải tìm cách trưởng thành, bằng cách hãy làm thật nhiều việc khi còn là sinh viên. Bản thân tôi đã từng tham gia nhiều khóa học kỹ năng, thử sức trong nhiều việc làm thêm để trải nghiệm. Từng tham gia phụ cho các đoàn phim trẻ với thù lao là một... cốc sữa chua. Kể như vậy, để những bạn trẻ hiểu rằng, hãy cứ nỗ lực đi thì cơ hội sẽ đến và sẽ có thành công, sẽ đạt được điều mình mong”.
Ngày 29.11 vừa qua, tại tọa đàm Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin do Cục An toàn thông tin diễn ra tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Hà Nội), nữ sinh Phạm Thị Thanh (ngành An toàn thông tin) đã đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?”. Câu hỏi của Thanh đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng suốt những ngày qua.
|
Bình luận (0)