Đây là nội dung của Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐ-TB-XH ban hành. Theo đó, các đối tượng trên có nhu cầu sẽ được cấp thẻ đào tạo nghề và được cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Trong đó, ưu tiên chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của thẻ, giá trị còn lại của thẻ chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Các đối tượng còn được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Trường hợp tổng chi hỗ trợ vượt quá giá trị tối đa của thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu thấp hơn giá trị của thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
tin liên quan
3 chàng trai sống đẹpCó những người trẻ dành thời gian, công sức chỉ muốn giúp xã hội,
giúp đỡ người khác. Họ đã giúp nhiều hoàn cảnh kém may mắn cảm thấy có
niềm tin hơn trong cuộc sống.
Trong thời gian đào tạo nghề, nếu người nào thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở đào tạo lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thôi học.
Bình luận (0)