Bằng chứng cho thấy sự sống ngoài Trái đất phổ biến hơn chúng ta vẫn nghĩ

17/09/2021 11:01 GMT+7

Các nhà vật lý học thiên thể của Đại học Leeds (Anh) đã phát hiện nhiều phân tử hữu cơ liên quan đến sự sống trong vũ trụ, trái ngược với giả thuyết trước đó rằng các phân tử này là rất hiếm .

Trong báo cáo mới đăng trên The Astrophysical Journal Supplement Series, nhóm nghiên cứu ước tính số lượng phân tử hữu cơ phải cao gấp 100 lần so với suy đoán trước đây. Những phân tử hữu cơ này đang hiện diện xung quanh 400 tỉ ngôi sao hoặc cỡ đó trong Dải Ngân hà.
Theo đó, các phân tử liên quan đến sự sống hiện diện dồi dào bên trong “những đĩa phôi hành tinh” gồm khí và bụi bao quanh các ngôi sao. Những điều kiện còn lại để sự sống phát triển trên một hành tinh là nước và khoảng cách an toàn với sao trung tâm.
“Nhiều khả năng các phân tử cần thiết để kích hoạt sự sống đều có sẵn bên trong các môi trường khai sinh hành tinh”, đồng tác giả - tiến sĩ Catherine Walsh nói.
Còn đồng tác giả - tiến sĩ John Ilee cho hay những phân tử hữu cơ lớn và phức tạp được tìm thấy bên trong những môi trường khác nhau xuyên suốt không gian.
Nhóm nhà khoa học này cho rằng hỗn hợp hóa chất hữu cơ mà họ tìm thấy chứa các “nguyên liệu thô” cần thiết cho sự sống như trên Trái đất. “Chúng tạo ra đường, a xít amino và thậm chí cả những thành phần của a xít ribonucleic (ARN) trong những điều kiện phù hợp”, tiến sĩ Ilee cho biết.

Nữ phi công hải quân Mỹ từng nhìn thấy UFO nói gì về báo cáo chính phủ Mỹ?

Ước tính mỗi ngôi sao của Dải Ngân hà đều sở hữu ít nhất một hành tinh quay xung quanh quỹ đạo. Dựa trên dữ liệu của kính thiên văn ALMA tại Chile, các tín hiệu vô tuyến phát ra từ những ngôi sao mới tượng hình cho thấy những phân tử quan trọng cho sự sống có thể hiện diện tối đa bên trong 80% đĩa phôi hành tinh của Dải Ngân hà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.