Quyết định của EU được cho là không quá bất ngờ. Theo đó, lệnh trừng phạt mới kéo dài tới ngày 31.1.2017, bao gồm các biện pháp hạn chế nhắm vào tài chính, năng lượng và một số lĩnh vực thuộc quốc phòng như các mặt hàng có thể dùng cả trong dân sự lẫn quân sự.
tin liên quan
Brexit là thời cơ để Nga gia nhập EU?Một suy nghĩ có phần “điên rồ”, nhưng vẫn có thể là giải pháp tốt và mất thời gian vài năm để Nga thực sự là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), theo tạp chí Fortune.
Như vậy, EU tiếp tục giữ thái độ cứng rắn với Nga. Lệnh trừng phạt đầu tiên kiểu này nhằm vào Nga xuất hiện từ năm 2014, sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine. EU và Mỹ tố Nga giúp đỡ các tay súng ly khai chống chính phủ Ukraine, trong khi Điện Kremlin luôn bác bỏ cáo buộc này.
Mối quan hệ giữa Nga và EU đã rạn nứt từ lúc ấy. Đáp lại các lệnh trừng phạt của EU, phía Nga cũng đã cấm nhập khẩu rau quả, sữa và thịt từ 28 nước thành viên của liên minh này.
Việc gia hạn lệnh trừng phạt lần này của EU diễn ra trong tình huống khá nhạy cảm. Liên minh này đang phải họp bàn nhiều biện pháp nhằm thích ứng với viễn cảnh Liên hiệp Anh không còn là thành viên, sau khi 52% cử tri Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 24.6.
tin liên quan
EU gia hạn trừng phạt Crimea, ông Putin vẫn không ‘ác cảm’Liên minh châu Âu (EU) hôm 17.6 quyết định gia hạn lệnh trừng phạt bán đảo Crimea đến giữa năm 2017, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nói rằng muốn Nga và EU tăng cường hợp tác.
Đã có một số tín hiệu tốt về mối quan hệ giữa Nga và EU trước khi cuộc trưng cầu nêu trên diễn ra. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế Thế giới St. Petersburg từng tuyên bố sẵn sàng nối lại quan hệ với EU, bất kể tuyên bố đó trùng với thời điểm EU gia hạn lệnh trừng phạt bán đảo Crimea.
Bình luận (0)