Trong đó, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng ông Biden sẽ tập trung nhiều hơn vào châu Âu.
“Tuy nhiên, ông Biden cũng là người hướng ngoại và có khả năng giao tiếp tốt, nên cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ các mối bận tâm của các quốc gia châu Á. Chỉ là cách phản ứng của ông trước các vấn đề ở châu Á có thể không nhanh chóng như ông Donald Trump”, ông Schuster nhận định và đặt vấn đề: “Chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump và cả dưới thời ông Biden (nếu ông chính thức trở thành Tổng thống Mỹ) đều chịu áp lực lớn về cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trong bối cảnh như vậy, ông Biden có thể chọn cắt giảm ở các khoản liên quan châu Á”.
Hợp tác đa phương để đối phó Trung Quốc
Trong khi đó, ông Greg Poling (Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đánh giá các lợi ích chiến lược của Mỹ sẽ không thay đổi dù ai làm tổng thống. Theo ông Poling, trong những lợi ích đó, đặc biệt là mối quan tâm về vấn đề Trung Quốc, sẽ có cùng chia sẻ lợi ích với Việt Nam.
Theo chuyên gia Hiebert, ông Biden cũng nhiều lần nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác và đồng minh để giải quyết các vấn đề quốc tế. “Ông Biden sẽ có thể hợp tác mạnh mẽ hơn với nhiều tổ chức đa phương, điển hình như ASEAN, đồng thời đẩy mạnh các kết nối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan. Ở châu Á, chính quyền Mỹ có thể sẽ tăng cường tập trung vào vấn đề Biển Đông và sông Mê Kông”, ông Hiebert dự báo.
|
“Khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Biden nhiều khả năng sẽ không theo đuổi các cuộc chiến thương mại mà có thể gây tổn hại ngược cho nước Mỹ. Ông Biden sẽ tìm kiếm các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương mới, nhưng khó có khả năng Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh đó, chính quyền của ông Biden nhiều khả năng sẽ đặt vấn đề nhiều hơn về nhân quyền, nên có thể khiến dẫn đến sự căng thẳng trong một số quan hệ quốc tế”, ông Poling nhận xét.
Tương tự, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận định: “Ông Biden sẽ tập trung vào chủ nghĩa đa phương nhiều hơn để đối phó với Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa ông sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh. Và cũng như dưới thời ông Trump, Đông Nam Á sẽ tiếp tục trở thành nơi mà cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng”.“Một ưu thế của ông Biden là nhiều năm hoạt động trong chính phủ kết hợp cùng mối quan hệ cá nhân trên toàn cầu. Điều đó sẽ giúp ông thuận lợi hơn trong việc xây dựng các hợp tác đa phương”, PGS Nagy nhận định.
Sẽ tập trung vào Biển Đông
Cũng trả lời Thanh Niên, ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc có thể khá giống với Tổng thống Donald Trump hiện nay, bởi thực tế chính sách của Washington đối với Bắc Kinh hiện đang được sự ủng hộ rộng rãi bởi cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ.
“Tuy nhiên, ông Biden không vội vàng tăng mức thuế nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc, mà từng bước giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi sản xuất của Trung Quốc. Khi ông Biden lãnh đạo nước Mỹ, Washington sẽ tập trung cạnh tranh với Bắc Kinh về các lĩnh vực chiến lược như công nghệ di động 5G, trí tuệ nhân tạo. Tất nhiên, Washington vẫn phải hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết một số vấn đề khác như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân Iran…”, ông Hiebert nhận xét.
Bình luận (0)