Kỳ họp thượng đỉnh G20 ngày 4-5.9 tại Trung Quốc vừa qua, Bắc Kinh trải thảm đỏ, đưa cầu thang cuốn đến chuyên cơ để đón tiếp long trọng các lãnh đạo thế giới, ngoại trừ Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Khi ông Obama bước xuống chuyên cơ Air Force One tại sân bay thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) mà không có thảm đỏ lẫn thang cuốn, một quan chức Trung Quốc còn quát tháo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice và nhân viên Nhà Trắng.
“Thế giới nhìn nhận động thái này rõ ràng là do Trung Quốc lên kế hoạch từ trước. Thông điệp ở đây là Trung Quốc không tin rằng họ cần phải quỵ lụy hay thậm chí tôn trọng Mỹ”, ông James A. Lyons, đô đốc hải quân Mỹ đã về hưu, cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, viết trong bài xã luận trên tờ The Washington Times (Mỹ) ngày 18.9.
“Mặc dù Tổng thống Obama không muốn làm lớn chuyện vụ việc gây mất mặt này, nhưng ông ta nên nhớ rằng ông đang ở Trung Quốc, đại diện cho nước Mỹ và cũng là một lãnh đạo của thế giới tự do”, ông Lyons viết.
Ông Lyons cho rằng trước cách đón tiếp như thế của Trung Quốc, lẽ ra Tổng thống Obama phải ra lệnh cho chuyên Air Force One cất cánh rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức. “Nếu ông Obama làm như vậy, tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ phải triển khai cầu thang di động và trải thảm đỏ để đón tiếp nghiêm túc Tổng thống Mỹ”.
Tập trận, quân sự hóa Biển Đông để dằn mặt Mỹ
Hồi tháng 7.2016, Toà trọng tài tại The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, theo đó Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường lưỡi bò” hay "đường chín đoạn" chiếm trọn gần cả Biển Đông.
Cũng theo phán quyết của Toà, hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông là phi pháp. Nhưng Trung Quốc đã giận dữ tuyên bố phớt lờ phán quyết của Toà và sẽ tiếp tục hoạt động xây đảo nhân tạo, mà theo Washington là nhằm quân sự hóa Biển Đông.
Thêm vào đó, Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận rầm rộ ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài. Bắc Kinh còn tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 8 ngày với Nga tại Biển Đông (từ 12 - 19.9) với mục tiêu “kết hợp bảo vệ đảo”.
“Mục đích thật sự của cuộc tập trận chung Nga - Trung là nhằm gửi thông điệp cho Mỹ rằng Biển Đông thuộc về Trung Quốc và Nga sẽ giúp Trung Quốc bảo vệ các đảo tranh chấp nếu cần thiết. Đây rõ ràng là một thách thức với hoạt động tuần tra của Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”, theo bài viết của ông Lyons.
tin liên quan
Quan chức Trung Quốc đón ông Obama ở sân bay, quát tháo cố vấn an ninh MỹMột quan chức Trung Quốc chặn đường, quát tháo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi Tổng thống Barack Obama bước ra chuyên cơ xuống sân bay thành phố Hàng Châu, buộc các nhân viên Mật vụ Mỹ phải can thiệp.
Sau khi đưa ra những lời lẽ trên, chính quyền ông Duterte lại tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Vì vậy theo bài viết của cựu đô đốc Mỹ, trước các hành vi khó kiểm soát của ông Duterte, Mỹ cần giữ bình tĩnh và cứng rắn với ông ta, không nên làm hỏng tiến trình của hiệp định hợp tác quốc phòng nâng cao với Philippines. “Cuộc chạy đua của Trung Quốc để vươn lên vị trí cường quốc toàn cầu bắt đầu bằng nỗ lực kiểm soát cả Biển Đông. Mỹ cần phải bảo vệ và củng cố vị thế chiến lược ở khu vực này thông qua việc tăng cường hợp tác với các đồng minh, bao gồm Philippines”, ông Lyons nhấn mạnh.
Bình luận (0)