Nước này đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Paris, nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đây đã thẳng thừng tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước.
Mỹ là một trong những nước sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. Nếu rồi đây Washington rút khỏi Hiệp ước Paris như ông Trump từng tuyên cáo khi vận động tranh cử thì hiệu lực thực tế của hiệp ước và kết quả của tiến trình bảo vệ khí hậu trái đất trên cơ sở thỏa thuận chung của Liên Hiệp Quốc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Hội nghị ở Marrakesh chưa xử lý được tất cả những vấn đề và nội dung đề ra trong chương trình nghị sự nhưng kết quả nổi bật nhất, tích cực nhất và cũng quan trọng nhất là sự nhất trí sâu rộng về kiên định mục tiêu đã đề ra và quyết tâm thực hiện bằng được kể cả khi không có sự tham gia của Mỹ.
Thật đáng được khích lệ khi cách tiếp cận mới được các thành viên tham dự hội nghị tán đồng là phải dùng bước chuyển về phía trước để ngăn tiến trình không bị đảo ngược, phải tiến để cản lùi. Bằng cách ấy, hội nghị đã phát đi thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ dù Mỹ không tham gia thì các thành viên còn lại của Liên Hiệp Quốc sẽ cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu bảo vệ khí hậu trái đất. Trước mắt, có thể Mỹ trong thời ông Trump cầm quyền sẽ tách ra nhưng về lâu dài thì nước này không thể cứ đứng ngoài tiến trình chung.
tin liên quan
Hiệp ước về bảo vệ khí hậu Paris có hiệu lực: Hy vọng và lo ngạiHiệp ước về bảo vệ khí hậu được ký kết tại Paris (Pháp) cuối năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 4.11. LHQ coi đây là sự kiện trọng đại và dấu mốc quan trọng trong quá trình bảo vệ khí hậu trái đất.
Bình luận (0)