Hội nghị chống biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc trước nguy cơ sụp đổ

15/12/2019 14:30 GMT+7

Các nước đang tích cực tìm ra lối thoát cho hội nghị chống biến đổi khí hậu, sau khi các nỗ lực đàm phán xuyên đêm ở Madrid (Tây Ban Nha) càng đẩy những nhà thương thuyết vào tình thế bị chia rẽ hơn bao giờ hết.

Các phái đoàn đến từ khắp thế giới đã tụ hội về Madrid để tham gia Hội nghị lần thứ 25 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 25), và sau gần 2 tuần, họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về mức cắt giảm khí thải cho từng nước cần phải thực hiện vào cuối năm 2020.
Dù tổ chức ở Madrid nhưng quốc gia chủ trì lại là Chile, sau khi Tổng thống Sebastian Pinera quyết định hủy kế hoạch đăng cai hồi tháng 11 với lý do không đảm bảo được an ninh cho các đoàn đại biểu vì tình hình biểu tình trong nước, theo Reuters.

[VIDEO] Sông băng Alaska tan nhanh kỷ lục, giới khoa học báo động dấu hiệu "cực kỳ xấu"

Lẽ ra quá trình đàm phán đã chấm dứt vào ngày 13.12, nhưng cuối cùng lại bị kéo dài sang ngày thứ hai do các nền kinh tế lớn và nhỏ không giải quyết được những vấn đề tranh chấp theo Thỏa thuận chung Paris năm 2015.
“Trong 24 giờ qua, 90% số đại biểu không tham gia tiến trình đàm phán”, Reuters dẫn lời đặc phái viên Kevin Conrad của Papua New Guinea.
Chủ tịch COP 25, Bộ trưởng Môi trường Chile, bà Carolina Schmidt khẩn khoản đề nghị hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ từng ký vào thỏa thuận Paris hãy đồng lòng gửi thông điệp rõ ràng nhằm ủng hộ giai đoạn áp dụng then chốt vào năm 2020.

[VIDEO] Mỹ rút đi, thỏa thuận khí hậu Paris trông chờ hợp tác châu Âu - Trung Quốc

Các nhà khoa học cảnh báo thế giới chỉ có một cơ hội duy nhất có thể tránh được hậu quả thảm khốc từ tình trạng biến đổi khí hậu nếu các nước thực thi nhanh chóng việc cắt giảm khí thải theo thỏa thuận Paris.
Carlos Fuller, trưởng đoàn đàm phán Liên minh các đảo quốc nhỏ, nhấn mạnh 44 thành viên của khối nằm ở khu vực thấp so với mặt nước biển muốn siết chặt các luật lệ theo hướng giảm khí thải trên toàn cầu.
Tuy nhiên, họ cảm giác bị đẩy ra ngoài lề cuộc chơi vì những nền kinh tế lớn có tiếng nói gây ảnh hưởng lớn hơn trên bàn đàm phán.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.