Hướng tới liên minh của hy vọng

Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài viết do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chấp bút về liên minh Nhật - Mỹ cũng như vai trò an ninh mới của nước này.

Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài viết do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chấp bút về liên minh Nhật - Mỹ cũng như vai trò an ninh mới của nước này. 

Hướng tới liên minh của hy vọngThủ tướng Abe là lãnh đạo đầu tiên của chính phủ Nhật phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ
ngày 29.4 - Ảnh: Reuters
Khi Thế chiến 2 kết thúc tại châu Á - Thái Bình Dương, người Nhật bắt đầu đi trên con đường xây dựng lại đất nước với một nỗi hối hận trĩu nặng trong tim. Các hành động của những người đi trước đã mang lại nỗi đau quá lớn cho nhân dân nhiều nước châu Á và chúng ta không bao giờ được quên đi điều đó.
Về vấn đề này, tôi giữ nguyên quan điểm đã được các đời thủ tướng Nhật trước đây bày tỏ. Với cách nhìn này và lòng hối hận, trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản tin rằng chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để góp phần vào sự phát triển của châu Á. Chúng tôi phải tận lực đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng tại khu vực.
Tình bạn 70 năm
Thứ nhất, các bên phải theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình một cách phù hợp với luật pháp quốc tế. Thứ hai, không bên nào được dùng vũ lực hoặc cưỡng bách trong tranh chấp và thứ ba, tất cả phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình
 
Tôi tự hào về những điều Nhật Bản đã làm được trong 70 năm qua, nhưng chúng tôi không bước đi một mình. Khi Nhật Bản còn là đống tro tàn sau chiến tranh, mỗi tháng, người dân Mỹ đã gửi sữa, áo ấm và cả dê cho chúng tôi. Vâng, 2.036 con dê Mỹ đã đến Nhật trong những năm hậu chiến. Cựu thù đã trở thành những người bạn tốt của nhau.
Cả Nhật Bản và Mỹ đều hết mình vì sự thịnh vượng - một nền tảng của hòa bình - trong khu vực. Hai nước nhận ra rằng mình phải tiếp tục đi đầu góp phần thúc đẩy một trật tự kinh tế thế giới dựa trên luật pháp. Một trật tự công bằng, năng động và ổn định, trong đó, mọi quốc gia đều có thể phát triển tự do mà không bị bó buộc bởi bất cứ bên nào.
Đây chính là điều mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại diện. Giá trị chiến lược của TPP vượt xa những lợi ích kinh tế mà là giúp đưa một khu vực đang chiếm giữ 40% nền kinh tế thế giới và một phần ba khối lượng giao thương toàn cầu thật sự trở thành một khu vực hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho con cháu chúng ta. Mục tiêu của các cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Mỹ rất rõ ràng: hãy cùng đưa TPP đến thành công.
Cá nhân tôi đã có những trải nghiệm rất rõ ràng về thách thức cần vượt qua. Hai mươi năm trước, tôi phản đối việc mở cửa thị trường nông nghiệp Nhật và thậm chí còn tham gia biểu tình trước quốc hội. Thế nhưng nền nông nghiệp Nhật đã suy thoái trong 20 năm qua. Tuổi trung bình của nông dân đã tăng lên tới hơn 66. Nếu muốn sống sót, ngành nông nghiệp phải có những cải cách triệt để, bao gồm cả các nông trang, nông trại, vốn đã không thay đổi gì trong 60 năm qua.
Thay đổi cũng là điều mà tôi đang nỗ lực mang đến cho các doanh nghiệp, ngành y tế và năng lượng. Hơn hết, tôi quyết tâm làm mọi điều có thể để mang lại sinh khí mới cho nguồn lực lao động Nhật Bản. Chúng tôi đang thay đổi nhiều thói quen cũ kỹ, đặc biệt là khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào mọi mặt của đời sống. Tóm lại, Nhật Bản đang trên đà chuyển đổi cho một tương lai xán lạn hơn và sẵn sàng có những tái cơ cấu lớn để thành công.
Tuy nhiên, muốn cải cách thì cần phải có điều kiện là giữ vững hòa bình và ổn định. Khi còn làm thủ tướng trong thập niên 1950, ông ngoại tôi, Nobusuke Kishi, đã chọn con đường dân chủ và liên minh với Mỹ. Tôi sẽ đi tiếp con đường này và Nhật Bản sẽ ủng hộ tuyệt đối chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ vì hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Vai trò mới của Nhật
Để thực hiện cam kết nói trên, Nhật Bản đang làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chiến lược với Úc và Ấn Độ, tăng cường hợp tác với các thành viên ASEAN và Hàn Quốc. Những đối tác này sẽ càng góp phần làm vững chắc thêm sự ổn định của toàn khu vực.
Về những tranh chấp trên biển hiện nay, tôi xin nhấn mạnh 3 nguyên tắc của chính phủ Nhật Bản. Thứ nhất, các bên phải theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình một cách phù hợp với luật pháp quốc tế. Thứ hai, không bên nào được dùng vũ lực hoặc cưỡng bách trong tranh chấp; và thứ ba, tất cả phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Chúng ta phải biến những vùng biển trải dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương thành một khu vực của hòa bình và tự do, nơi tất cả đều tuân thủ luật pháp.
Cũng vì lý do này, chúng tôi càng cần phải củng cố liên minh Nhật - Mỹ và đã hết sức nỗ lực để nâng cấp các nền tảng pháp lý về an ninh. Một trong những kết quả là vào mùa hè năm nay, Nhật Bản sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn nhất về an ninh kể từ sau chiến tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử hậu chiến, Nhật Bản sẽ có thể phản ứng mạnh mẽ hơn, thông suốt hơn và linh hoạt hơn đối với mọi cấp độ khủng hoảng hay biến cố.
Cuối cùng, Nhật Bản đang ngày càng quyết tâm gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn nữa. Khoảng 50.000 binh sĩ nam lẫn nữ của Lực lượng phòng vệ Nhật đã tham gia nhiều hoạt động nhân đạo và gìn giữ hòa bình quốc tế tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Ý định của Nhật Bản rất đơn giản và rõ ràng: cải cách và hoạt động tích cực hơn nữa góp phần vào hòa bình cho thế giới dựa trên những nền tảng của hợp tác quốc tế, đưa đất nước chúng tôi và cả châu Á đến một tương lai ổn định và thịnh vượng hơn.
Phản đối  từ một số nước
Trong bài phát biểu lịch sử trước quốc hội Mỹ hôm 29.4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng khẳng định “sự hối hận sâu sắc” về các hành động của nước này trong quá khứ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên vẫn lên tiếng phản đối việc ông không trực tiếp dùng từ “xin lỗi” và không đề cập thẳng vấn đề phụ nữ châu Á bị ép “mua vui” cho hoàng quân Nhật, theo tờ The Guardian. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng nhà lãnh đạo Nhật Bản đã “bỏ lỡ cơ hội hướng tới việc hòa giải thực sự và hợp tác với Hàn Quốc, cũng như với các nước khác”.
Ngược lại, bài phát biểu của Thủ tướng Abe được chính giới và dư luận Mỹ đón nhận nồng nhiệt khi ông chia buồn về những mất mát của người Mỹ trong Thế chiến 2 cũng như khẳng định sự vững chắc của liên minh giữa 2 nước.  
Trọng Kha
@ Project Syndicate
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.