Theo CNN, một số hãng hàng không Mỹ đang cắt giảm tuyến bay đến Trung Quốc. Cụ thể, American Airlines tuần trước cho biết sẽ hủy bỏ chuyến bay trực tiếp giữa Chicago và Thượng Hải kể từ tháng 10.2018, vì “không có lãi và không bền vững trong môi trường chi phí nhiên liệu cao”.
Hồi đầu năm hãng này cũng thông báo đã bỏ tuyến bay từ Chicago đến Bắc Kinh. Hawaiian đang tạm ngưng tuyến bay Honolulu – Bắc Kinh. United Airlines đã ngừng dịch vụ bay giữa San Francisco và Hàng Châu vào năm ngoái sau 15 tháng hoạt động.
Những khó khăn mà các hãng bay Mỹ phải đối mặt phần lớn do sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc được nhà nước hỗ trợ, một yếu tố đã giúp số lượng tuyến bay quốc tế của các hãng hàng không nội địa quốc gia Đông Á tăng lên nhanh chóng.
“Đó là một thị trường rất cạnh tranh, ngay cả giữa các hãng hàng không Trung Quốc với nhau”, Peter Harbison, chủ tịch điều hành của công ty nghiên cứu CAPA – Trung tâm Hàng không ở Sydney (Úc), nhận xét.
“Khó kiếm lời”
tin liên quan
Airbus xây khoang ngủ cho khách đi máy bay“Thật khó để kiếm lời”, ông Waldron nói. Ngoài ra, giá dầu tăng trong hai năm qua cũng tác động không nhỏ đến doanh thu của các hãng hàng không.
“Giá nhiên liệu cao hơn khiến việc thay đổi doanh thu cận biên là điều không thể”, ông Harbison cho hay.
Các hãng hàng không Trung Quốc được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ để giữ giá vé ở mức thấp.
“Các hãng vận tải Trung Quốc sẽ là người chiến thắng cuối cùng vì họ có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ và có rất nhiều tiền. Trong khi đó, thật không dễ dàng để các hãng hàng không Mỹ kiếm lợi nhuận từ các chuyến bay tới Trung Quốc”, Shukor Yusof, người sáng lập công ty tư vấn hàng không Endau Analytics tại Malyasia, nói.
Dựa trên nghiên cứu của ngân hàng DBS ở Singapore, trợ cấp của chính phủ dành cho ngành hàng không Trung Quốc năm nay đã tăng gấp đôi trong bốn năm qua.
1,5 tỉ du khách
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Trung Quốc sẽ thay Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2022, bao gồm cả các chuyến bay đến, đi nước ngoài và nội địa. DBS dự đoán số lượng du khách hàng không của nước này sẽ tăng gấp ba lần, lên khoảng 1,5 tỉ lượt vào năm 2036 khi người dân giàu hơn và đi du lịch nhiều hơn.
Các hãng bay Mỹ đã không ít lần phàn nàn về cách đối xử không công bằng của chính quyền Trung Quốc. Cụ thể, họ thường được bố trí vị trí, thời gian hạ cánh không thuận lợi, chẳng hạn như vào đêm muộn, hoặc bị từ chối hoàn toàn trong một vài trường hợp. Một số hãng hàng không bị kẹt trong cơn bão chính trị khi Bắc Kinh yêu cầu họ thay đổi thông tin trên website để phù hợp với chính sách về Đài Loan.
Ngoài sự hậu thuẫn của chính phủ, các hãng hàng không Trung Quốc còn có lợi thế khác so với đối thủ Mỹ. Ví dụ, nhiều du khách Trung Quốc đến Mỹ hơn chiều ngược lại, và du khách thường chọn các hãng vận tải nội địa thay vì hãng bay nước ngoài vì cảm giác quen thuộc và để thể hiện tinh thần yêu nước, ông Shukor Yusof cho biết.
Hợp tác, chứ không phải cạnh tranh, mới là giải pháp tốt hơn hết cho các hãng hàng không Mỹ ở đại lục. American Airlines và Delta Air Lines đã nhận được cổ phần nhỏ trong các hãng hàng không lớn của Trung Quốc trong vài năm qua.
Các hãng bay Mỹ cũng đã mở rộng thỏa thuận chia sẻ chuyến bay liên danh với đối tác Trung Quốc, một hoạt động cho phép hai bên chia sẻ các tuyến đường bay nhất định và cùng điều phối một số dịch vụ.
“Trung Quốc là thị trường mà các hãng hàng không Mỹ không thể bỏ qua, nhưng sẽ khá khó khăn để hoạt động ở đó”, ông Waldron nhận định.
Bình luận (0)