Sự ra đi của người đàn ông gốc Đức 61 tuổi khiến nhiều người tiếc nuối bởi ông xây dựng thành công một nhà mốt theo suy nghĩ vô cùng đơn giản nhưng không dễ thực hiện: Đẹp nhưng khả thi, tức là thiết kế nào làm chủ được sàn diễn thì cũng phải thống lĩnh được đường phố.
tin liên quan
Danh họa Van Gogh vào lâu đài trang sức“Phải nói rằng Bottega Veneta trở thành hãng mốt danh tiếng của ngày hôm nay phần lớn nhờ những đòi hỏi sáng tạo ở mức cao của Tomas. Anh ấy đã đưa hãng trở lại bản đồ của những thương hiệu cao cấp và biến nó là dấu chỉ không thể nghi ngờ. Với tầm nhìn sáng tạo, Tomas đã cho cả thế giới nhìn thấy sự tinh thông của những nghệ nhân làm việc cho hãng”, François-Henri Pinault, CEO của tập đoàn Kering chia sẻ. “Tôi biết ơn Tomas sâu sắc và cá nhân tôi cảm ơn anh ấy vì những gì Tomas đã làm và vì thành công vượt bậc mà hãng đạt được nhờ sự hỗ trợ lớn từ anh ấy”.
Lời chia tay của Pinault chẳng có gì là phóng đại bởi Maier đã góp một phần rất quan trọng trong sự trở lại đầy ngoạn mục của Bottega Veneta. Vào cuối thập niên 1990, hãng phải chật vật trong cuộc đua gây cấn nên cuối cùng được tập đoàn Gucci mua lại với giá 156 triệu USD. Đây là cột mốc quan trọng bởi giám đốc sáng tạo của tập đoàn này lúc đó là nhà thiết kế danh tiếng Tom Ford đã tìm đến Maier để “chọn mặt gởi vàng”.
Thế là mùa hè năm 2001 chứng kiến sự xuất hiện của Tomas để rồi sau đó một tay anh đưa Bottega Veneta trở lại đường đua. Một điều gây khó hiểu với nhiều người là suốt từ 2001 đến 2005, Maier chỉ tập trung vào các dòng phụ kiện và đến cuối 2005 mới tung ra bộ sưu tập thời trang ready-to-wear đầu tiên. Dưới thời đại của Maier, thương hiệu này đã vượt qua con số 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2012, trở thành thương hiệu cao cấp lớn thứ 2 của tập đoàn Kering (“ông chủ” sau này của Bottega Veneta), sau Gucci.
|
|
Maier còn đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập trường La Scuola della Pelletteria, chuyên về kỹ thuật đan da Intrecciato truyền thống của Ý. Khi nắm trong tay quyền định đoạt, Maier quyết tâm đưa thương hiệu quay lại với slogan thể hiện triết lý cá nhân: “When your own initials are enough” (tạm dịch: Chỉ cần viết tắt tên của bạn là đủ). Maier bỏ các logo được in rõ nét trên các sản phẩm và quay lại sử dụng kỹ thuật đan da truyền thống để làm nổi bật quy trình sản xuất thủ công mà họ theo đuổi.
Công việc của Maier thể hiện gu thẩm mỹ giản dị mà tinh tế. Theo Maier, “những gì giản dị luôn luôn phức tạp hơn”. Maier cho biết một thiết kế của Bottega Veneta không phải là một sản phẩm mà là một món hàng đầu tư sẽ hiển hiện theo năm tháng. “Tính thẩm mỹ vốn là thứ không thể hiểu được chỉ qua một bộ sưu tập”, anh giải thích.
|
|
|
Maier ra đi, để lại “ngôi vương” cho chàng trai người Anh mới 32 tuổi Daniel Lee. Lee chỉ nói ngắn ngọn: “Tôi cảm thấy vừa vinh hạnh vừa phấn khích để tiếp tục di sản đã được tạo nên ở Bottega Veneta trong vòng 5 thập niên qua”. Và một phần lớn của di sản ấy đến từ Maier - một nhà thiết kế của phong cách modern classic.
Bình luận (0)