Theo South China Morning Post, Bắc Kinh hôm 31.7 bác bỏ lo ngại cho rằng chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ làm giảm sức mạnh kết nối của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
tin liên quan
Mỹ chống lại mọi ý đồ thống trị Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngChiến lược kinh tế do Washington đề xuất, được xem như phản ứng đối trọng đối với Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sẽ bao gồm gói đầu tư trực tiếp của chính phủ Mỹ trị giá 113 triệu USD cho các dự án về công nghệ mới, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ tăng hỗ trợ tài chính cho các quốc gia trong khu vực với hạn mức khoảng 60 tỉ USD. Úc và Nhật Bản cho biết sẽ tham gia cùng Mỹ.
Trước diễn biến đó, ông Cảnh Sảng nói sẽ rất tốt nếu Mỹ, Úc và Nhật Bản tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khu vực, nhưng đây không phải là lần đầu tiên các nước này đưa ra lời hứa như vậy.
tin liên quan
Bắc Kinh đang thổi phồng về kế hoạch 'Made in China 2025'?Ông Teng Jianqun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cũng cho rằng kế hoạch của Washington nhiều khả năng là “cử chỉ ngoại giao” hơn là đối thủ trực tiếp với sáng kiến Vành đai và Con đường, vì quy mô đầu tư được ông Pompeo đưa ra là quá nhỏ.
“Giá mà số tiền đầu tư là 2.000 tỉ USD”, ông Teng nói.
Theo ông Shi Yinhong, người đứng đầu khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump đã khiến ông “keo kiệt” với chi tiêu ở nước ngoài. Khi công bố chiến lược “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương”, Mỹ chỉ cố tình làm nổi bật lên những lời chỉ trích hiện tại về sáng kiến Vành đai và Con đường, chẳng hạn như sự thiếu minh bạch và khả năng tạo ra các bẫy nợ.
“Đó là một chiến thuật ngoại giao để tấn công một số vấn đề liên quan đến các hoạt động viện trợ và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc”, ông Shi nhận xét.
Bình luận (0)