Lần đầu tiên phát hiện vết tích bẫy voi ma mút của con người

Khánh An
Khánh An
07/11/2019 11:42 GMT+7

Các nhà khảo cổ cho rằng họ vừa tìm thấy bẫy voi ma mút đầu tiên trên thế giới tại Mexico.

Hãng AFP ngày 7.11 đưa tin các nhà khảo cổ vừa công bố phát hiện lớn nhất từ trước đến nay về voi ma mút, gồm khoảng 800 mẫu xương của ít nhất 14 cá thể loài vật khổng lồ đã tuyệt chủng.
Tại vị trí khảo cổ ở miền trung Mexico, lần đầu tiên giới khảo cổ phát hiện dấu tích bẫy voi ma mút do con người chế tạo, có thể đã được sử dụng để săn loài ăn cỏ khổng lồ hơn 14.000 năm trước.
Theo Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico, đây là phát hiện lớn nhất về voi ma mút từ trước đến nay. Những mẫu xương được phát hiện tại Tultepec, gần vị trí xây dựng một sân bay mới tại thủ đô Mexico City.

Một nhà khảo cổ đang khai quật bộ xương voi ma mút

AFP

Một số mẫu xương cho thấy con vật bị săn, khiến các chuyên gia kết luận rằng họ tìm được “bẫy voi ma mút đầu tiên trên thế giới”.
“Voi ma mút sống ở đây suốt hàng ngàn năm. Đàn voi sinh sống, sinh sản, chết đi, bị săn… Chúng sống cùng các loài khác như ngựa và lạc đà”, theo nhà khảo cổ Luis Cordoba.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có ít nhất 5 đàn voi ma mút sống tại khu vực phát hiện dấu tích.

Tổng cộng có khoảng 800 xương của 14 cá thể được phát hiện

AFP

Trước đó, đã có nhiều phát hiện bất ngờ về voi ma mút tại Mexico. Cách đây hơn 4 thập niên, công nhân xây dựng dự án xe điện ngầm ở Mexico City tìm thấy bộ xương của voi ma mút khi đào ngay tại khu vực phía bắc thủ đô.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.