Mang bom lên máy bay khó cỡ nào? Kỳ 3: Khủng bố chuộng đánh bom máy bay

10/11/2015 19:00 GMT+7

(TNO) Một vụ nổ banh xác con chim sắt giữa trời tầm cỡ như vụ máy bay Nga thì bọn khủng bố sẽ “được lưu danh sử sách” lâu bền, vài chục thậm chí vài trăm năm sau có khi còn được nhắc tới.

(TNO) Một vụ nổ banh xác con chim sắt giữa trời tầm cỡ như vụ máy bay Nga thì bọn khủng bố sẽ “được lưu danh sử sách” lâu bền, vài chục thậm chí vài trăm năm sau có khi còn được nhắc tới.

Hành khách thời nay buộc phải chịu đựng cảnh lục soát trông rất "khó đỡ" kiểu này - Ảnh: ReutersHành khách thời nay buộc phải chịu đựng cảnh lục soát trông rất "khó đỡ" kiểu này - Ảnh: Reuters
Hốt trọn
Một trong những loại hình tấn công mà khủng bố “ưa chuộng” là làm nổ tung máy bay. Một vụ tấn công như thế sẽ đạt được mục tiêu “hốt trọn”, bởi một khi đã ở trên máy bay, “con mồi” sẽ chẳng thể chạy trốn đi đâu cả, nếu có không chết vì bom thì cũng tan xương nát thịt khi máy bay rơi xuống đất.
Mục tiêu tấn công cũng dễ dàng sàng lọc. Chẳng hạn trong vụ rơi máy bay Nga mà đến nay đã hầu như chắc chắn là vì nổ bom, chẳng phải vô cớ mà bom nổ trên chiếc máy bay đến Nga, hầu như toàn bộ hành khách đều mang quốc tịch Nga.
Còn một lý do quan trọng hơn cả đối với các đối tượng khủng bố. Một vụ đánh bom giữa trời hẳn là gây “tiếng vang” lên tới tận mây xanh, hút sự quan tâm của cả thế giới, khiến các chuyên gia khắp hành tinh phải nhảy vào điều tra, báo giới mọi ngõ ngách bàn tán về nó.
Hiện trường máy bay Nga rơi ở Ai Cập, nghi do khủng bố nhúng tay vào - Ảnh: AFP
Trong vụ nổ bom vừa qua, dẫu máy bay khởi hành từ Ai Cập và bay đến Nga, các nhà điều tra Mỹ và khắp châu Âu đều chạy sốt vó, tình báo khắp thế giới được kêu gọi đóng góp thông tin…
Ngoài ra, một vụ nổ banh xác con chim sắt tầm cỡ như vụ máy bay Nga sẽ “được lưu danh sử sách”, vài chục, thậm chí vài trăm năm sau có khi còn được nhắc tới. Thủ phạm của những thảm họa này không mong muốn gì hơn!
Thấy vậy mà không phải vậy!
Nhưng muốn đưa được bom lên máy bay, khủng bố phải qua được bao nhiêu là chốt an ninh, bao nhiêu là quy trình phức tạp, đủ loại máy móc hiện đại nhất và những cặp mắt cú vọ của những nhân viên an ninh tài giỏi nhất.
Hành khách đi máy bay thời nay gặp rắc rối hơn rất nhiều so với vài chục năm trước đây, đến cái bấm móng tay trong hành lý xách tay cũng bị cấm, đến chai nước uống cũng không thể xách theo, buộc phải cúi xuống cởi giày đi chân đất, phải gỡ cả nịt quần, bị soi từ đầu đến chân, xuyên qua cả đồ lót, lỡ miệng nói đùa chuyện bom đạn là bị rờ gáy như chơi... Rồi thì cảnh sát giắt súng, dẫn chó nghiệp vụ rảo qua rảo lại khắp sân bay làm như giữa thời chiến. Tưởng đâu không có nơi nào an ninh chặt chẽ hơn sân bay.
Người phụ nữ này đã chọn cách biểu tình như trong ảnh để khỏi bị nhân viên an ninh "rờ rẫm" toàn thân - Ảnh: Reuters
Nhưng cái bề mặt bên ngoài đó chỉ “hù” được những người yếu bóng vía, còn bọn khủng bố vẫn tìm được lỗ hổng để lọt qua, không phải là một lỗ mà chi chít lỗ!
Thử nhìn qua đất nước giàu nhất hành tinh, công nghệ cao nhất hành tinh và sợ khủng bố nhất hành tinh: Mỹ. Dân tình xứ sở cờ hoa vài tháng trước có dịp choáng váng với một công bố nhẹ nhàng: đến 67 trong số 70 phi vụ mang vũ khí và chất nổ giả qua hàng loạt sân bay trên khắp nước Mỹ đều thành công. Các nhà điều tra chìm đã làm thử điều đó và nhận ra một sự thật phũ phàng: hóa ra mang bom lên máy bay dễ ợt.
Bạn sẽ bị "lộ hàng toàn thân" như thế này khi đi qua máy soi toàn thân ở sân bay - Ảnh: AFP
ABC News đưa tin có trường hợp nhân viên an ninh không thể phát hiện chất nổ giả dán vào lưng của một nhà điều tra chìm, dẫu ông này đã “lọt vào mắt xanh” của an ninh, bị gọi ra để đứng dang tay bất động cho nhân viên an ninh “rờ rẫm” khắp người, từ đỉnh đầu đến gót chân. Liên quan tới vụ này, chỉ xin thêm một chi tiết nhỏ: Cơ quan an toàn giao thông Mỹ (TSA) - với trách nhiệm kiểm tra an ninh ở sân bay - được cấp kinh phí hoạt động chỉ sơ sơ 7 tỉ USD/năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.