Bộ Quốc phòng Hà Lan ngày 16.11 cho biết 2 tàu chiến Hà Lan gồm chiếc HNLMS De Ruyter và HNLMS Java đã biến mất hoàn toàn trong khi một phần lớn của tàu chiến thứ 3 là HNLMS Kortenaer cũng đã “bốc hơi” khỏi đáy biển.
Đó là 3 con tàu đã bị quân Nhật Bản đánh chìm trong trong trận chiến khốc liệt Biển Java vào năm 1942, trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Khoảng 1.150 binh sĩ đã chìm xuống biển sâu theo các con tàu trên.
Xác các con tàu này được các thợ lặn phát hiện hồi năm 2002.
tin liên quan
Mất 12 giờ để đánh đắm 1 tàu chiến cũ của Mỹ(Tin Nóng) Tên lửa diệt hạm, ngư lôi, bom… từ tàu chiến, tàu ngầm, trực thăng và cả máy bay B-52 dội tới tấp vào mục tiêu là 1 tàu hộ tống tên lửa cũ của Mỹ, chiếc USS Thach nhưng phải mất đến 12 giờ con tàu này mới chịu chìm!
Tuy nhiên, đài phát thanh NPR đưa tin rằng một nhóm thợ lặn khác mới đây đã lặn xuống vị trí các con tàu đã chìm, định quay phim để làm tư liệu chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 75 năm ngày diễn ra trận chiến khốc liệt, thế nhưng các con tàu đã không cánh mà bay trong sự ngỡ ngàng tột độ của họ. NPR cho biết chỉ còn lại một phần của con tàu thứ 3 sót lại.
Với sự hỗ trợ của thiết bị sonar, các thợ lặn đã nhìn thấy dấu vết của các con tàu còn hằn dưới lòng biển. Thiết bị sonar dùng sóng âm thanh dội lại để dò tìm và xác định vị trí của một vật ở dưới nước.
Bộ Quốc phòng Hà Lan tuyên bố rằng đây là nơi yên nghỉ của các binh sĩ tử trận và việc xúc phạm đến họ là một tội ác nghiêm trọng.
Phát ngôn viên Hải quân Hà Lan cho biết một cuộc điều tra sẽ được tiến hành để xác định xem chuyện gì đã xảy ra.
Trước đó một ngày, báo The Guardian đưa tin xác một tàu ngầm và 3 tàu chiến Anh cũng đã biến mất trong khu vực. Những kẻ thu gom phế liệu bất hợp pháp bị quy trách nhiệm. The Guardian cho biết đã nhìn thấy hình ảnh 3 chiều tại khu vực mà những con tàu từng "yên nghỉ", trong đó lộ rõ những lỗ lớn.
|
Chính phủ Anh thông báo đã bàn bạc với Indonesia về vấn đề này. Trong khi đó, BBC dẫn lời các chuyên gia nói rằng rất khó để có thể trục vớt được những con tàu chiến lớn như thế.
Chẳng hạn như nơi các con tàu của Hà Lan chìm cách bờ biển Indonesia đến 100 km, sâu đến 70 mét so với mực nước biển, vị trí đó quá sâu để có thể trục vớt.
Còn nếu trong trường hợp việc trục vớt đã thực sự xảy ra thì cũng phải cần huy động những cần cẩu lớn, tiến hành trong thời gian dài mới có thể “xẻ thịt” được các con tàu chiến “khủng” và đưa nó lên bờ. Quá trình đó chắc chắn thu hút nhiều sự chú ý.
Phát ngôn viên Hải quân Indonesia, ông Gig Sipasulta phát biểu rằng chuyện các xác tàu đột nhiên mất tích là quá vô lý.
Được biết trận chiến Biển Java hồi năm 1942 là một tổn thất khủng khiếp cho Hải quân Hà Lan, Mỹ, Anh và Úc trước quân đội Nhật Bản, dẫn đến việc Nhật chiếm được khu vực hiện nay là Indonesia.
Bình luận (0)