Mưa sắt trên hành tinh ‘địa ngục’

15/03/2020 18:49 GMT+7

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh vô cùng đặc biệt, nó có mưa vào buổi chiều, nhưng những hạt mưa không phải nước mà là kim loại sắt.

Một mặt của hành tinh vĩnh viễn là ban ngày, và nhiệt độ ở phần này lên đến 2.400oC, khiến toàn bộ kim loại ở bề mặt bốc hơi.
Tuy nhiên, kim loại bốc hơi sau đó đã bị gió cường độ mạnh cuốn đi đến mặt còn lại của hành tinh, nơi luôn đắm chìm trong đêm đen lạnh lẽo. Tại đây, hơi kim loại, cụ thể là sắt, nguội đi và kết tụ thành những hạt sắt rơi xuống bề mặt hành tinh.
“Có thể nói rằng hành tinh này đổ mưa vào các buổi chiều, nhưng mưa ở đây không phải nước mà là hạt sắt”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư David Ehrenreich của Đại học Geneva (Thụy Sĩ).
Hành tinh xuất hiện mưa sắt chính là WASP-76b, ở cách Trái đất khoảng 640 năm ánh sáng, ở chòm sao Song Ngư.
Tình hình thời tiết vô cùng đặc biệt đã xảy ra vì “mặt ngày” của hành tinh luôn đối mặt với sao trung tâm, còn “mặt đêm” vĩnh viễn chẳng thấy ánh sáng mặt trời, giống như trường hợp của mặt trăng của địa cầu.
Theo phân tích, mặt của hành tinh đối diện với sao trung tâm phải hứng chịu lượng bức xạ gấp nhiều ngàn lần từ sao trung tâm so với bức xạ của mặt trời đối với Trái đất. Áp lực quá lớn đã xé toạc các phân tử kim loại sắt thành nguyên tử và dẫn đến bốc hơi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.