Theo báo cáo của các nghị sĩ đảng Cộng hòa trình lên Ủy ban Khoa học Hạ viện Mỹ, các điệp viên thuộc Cơ quan Nghiên cứu Internet tại thành phố St. Petersburg (Nga) đã đăng tải khoảng 9.100 bình luận trên Twitter, Facebook và Instagram trong giai đoạn 2015-2017, giả vờ ủng hộ những nhà hoạt động tiến hành chiến dịch kêu gọi hạn chế dự án khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Mỹ.
Chẳng hạn, trên Facebook và Instagram, một bức ảnh về người biểu tình chống lại dự án đường ống dẫn dầu Dakota gây tranh cãi của công ty Energy Transfer Partners được đăng tải kèm với bình luận “Người Mỹ trộm cướp thổ dân châu Mỹ hơn 500 năm qua”.
Reuters dẫn lời nghị sĩ Lamar Smith tuyên bố Nga "được lợi khi kích ngòi sự chia rẽ và làn sóng tranh cãi" về các dự án năng lượng của Mỹ do chính phủ Tổng thống Donald Trump đang cố gắng mở rộng xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên sang châu Âu. Trong khi đó, Nga lâu nay là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho thị trường này.
“Người dân Mỹ phải được biết rõ những gì họ nhìn thấy trên mạng xã hội là do nước ngoài tạo ra nhằm gây chia rẽ chính sách năng lượng của chúng ta”, ông Smith nói.
tin liên quan
Mỹ có thể trở thành 'vua dầu thô' trong năm 2018Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Dân chủ và giới hoạt động bảo vệ môi trường lại chỉ trích đảng Cộng hòa tập trung quá nhiều vào chính sách năng lượng hơn là cuộc điều tra Nga bị cáo buộc can dự vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Bình luận (0)