Theo dữ liệu của AFP, tính đến ngày 17.2, ít nhất 186,49 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm ở 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, trong phiên họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ về tiếp cận vắc xin diễn ra cùng ngày, ông Guterres cho biết 75% trong số những người được tiêm vắc xin Covid-19 cho đến nay chỉ ở 10 quốc gia, trong khi 130 quốc gia hoàn toàn không được tiêm phòng. Ông Guterres lưu ý Nhóm 20 nền kinh tế lớn đang ở vị trí tốt nhất để thiết lập một lực lượng đặc trách về tài chính và tiêm chủng toàn cầu với sự hỗ trợ từ LHQ.
1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vắc xinTrong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, thiếu tướng Jeff Taliaferro cho biết 1/3 quân nhân trong quân đội từ chối tiêm vắc xin Covid-19 bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại trong lực lượng, theo AFP.
Ông Taliaferro nói tỷ lệ từ chối cao một phần vì Lầu Năm Góc không bắt buộc tiêm chủng do vắc xin Covid-19 chỉ mới được phê chuẩn khẩn cấp. Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết không có dữ liệu chi tiết trong toàn quân đội về sự tin tưởng đối với vắc xin.
Ông Kirby cho hay mức độ từ chối ngang bằng với công chúng vì vắc xin vẫn chưa được phân phối rộng rãi. Trong khi đó, Indonesia có quy định xử phạt người đủ tiêu chuẩn nhưng từ chối tiêm chủng.
|
Phát biểu tại phiên họp, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho rằng có “sự bất công” khi các nước giàu “độc quyền vắc xin”. Còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề nghị những nước giàu chấm dứt tình trạng dự trữ quá mức vắc xin Covid-19. Ông Vương nhắc lại đề nghị của Bắc Kinh về việc đóng góp 10 triệu liều vắc xin Covid-19 của Trung Quốc cho chương trình Covax do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu.
Trong chương trình Covax, những nhà tài trợ và chính phủ sẽ hỗ trợ mua 2 tỉ liều vắc xin trong năm 2021 cho các nước nghèo. WHO vừa phê chuẩn vắc xin của Hãng AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) để triển khai. Tuy nhiên, nguồn tài chính của Covax còn thiếu hụt nên số lượng liều sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, Covax chưa có cơ chế cụ thể để xác định nước nào sẽ được ưu tiên nhận vắc xin, theo Reuters. Trong khi đó, đa số nước giàu trên thế giới đã đặt hàng trước với các hãng dược.
Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh Washington sẽ quay trở lại WHO, đóng góp 200 triệu USD theo nghĩa vụ vào cuối tháng 2 và sẽ đóng góp “đáng kể” cho Covax. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thì kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ nhanh chóng thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở khu vực có xung đột để thực hiện chương trình tiêm chủng. P.D
Bình luận (0)